sct

Hướng tới Cộng đồng ASEAN: 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển

Thứ sáu - 07/10/2022 14:31
Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển, gồm nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch.
Ảnh: Hải Nguyễn
Nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm

TTXVN dẫn nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.

Phần lớn người sử dụng lao động cho biết, tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề cụ thể.

Về chất lượng nguồn nhân lực, nếu lấy thang điểm 10 thì Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB. Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia lần lượt đạt 4,94 và 5,59 điểm.

Bên cạnh chất lượng lao động, cơ cấu nhân lực lao động của Việt Nam cũng nhiều bất cập lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng bất cập. Tính đến quý II/2015, cơ cấu trình độ nhân lực lao động Việt Nam là một đại học trở lên – 0,35 cao đẳng – 0,65 trung cấp – 0,4 sơ cấp. Trong khi đó, theo quy luật, những người lao động trực tiếp trình độ trung cấp, sơ cấp phải nhiều hơn rất nhiều lần so với lao động gián tiếp.

Mặt khác, sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của lao động Việt Nam chưa cao.

Cơ hội cho lao động qua đào tạo, thạo ngoại ngữ

Theo thỏa thuận trong khuôn khổ AEC, 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển, bao gồm nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng kèm theo yêu cầu lao động phải qua đào tạo và nếu thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ được di chuyển tự do hơn.

Trên thực tế, trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam còn quá thấp và rất ít người lao động học ngôn ngữ của các nước ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia…

Những hạn chế ở trên đang trở thành gánh nặng, thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp, đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp phải nỗ lực, có những giải pháp hướng đi phù hợp cho giai đoạn tới để hội nhập sâu vào cộng đồng ASEAN.

TTXVN dẫn phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TPHCM tại hội thảo “Hội nhập ASEAN trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp – cơ hội và thách thức” do Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức tại TPHCM ngày 24/12 cho biết, việc quy hoạch đào tạo theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, nay không còn phù hợp mà phải gắn với nhu cầu nhân lực của xã hội luôn biến động theo quy luật cung-cầu.

Bà Hằng cho rằng nếu đào tạo không tuân thủ quy luật cung-cầu thì hiện tượng vừa thiếu vừa thừa lao động như hiện nay là điều không tránh khỏi. Do đó, trong thời gian tới, cần xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực để đặt hàng cho các cơ sở đào tạo nghề và quy hoạch lại các cơ sở dạy nghề phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội.

Để giải quyết những hạn chế về nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang chuẩn bị xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020.

Theo Tiến sĩ Vũ Xuân Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề), các giải pháp trong Đề án này tập trung vào việc xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp phù hợp với xu thế hội nhập; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng dạy nghề, tiếp cận các chuẩn khu vực và thế giới…

Đáng chú ý, Đề án này đề cập đến giải pháp triển khai áp dụng khung trình độ quốc gia theo khung tham chiếu ASEAN đã được phê duyệt; thúc đẩy sự hình thành và phát triển hệ thống chuyển đổi tín chỉ, thực hiện công nhận văn bằng và chuyển đổi tín chỉ giữa các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đào tạo các lĩnh vực trong 8 lĩnh vực nghề nghiệp đã được ASEAN thỏa thuận.

Nguồn tin: Nguồn: baochinhphu.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,929
  • Hôm nay67,334
  • Tháng hiện tại5,783,197
  • Tổng lượt truy cập489,646,635
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây