hoi thi sngoaivu

Cảnh giác với những thủ đoạn giả danh, mạo danh quân nhân, đơn vị quân đội để thực hiện hành vi lừa đảo

Thứ năm - 21/09/2023 09:20 864
Thời gian gần đây, trên địa bàn lực lượng vũ trang Quân khu 7 xuất hiện một số đối tượng giả danh, mạo danh cán bộ của một số đơn vị thuộc lực lượng vũ trang để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự tại các địa phương, gây bức xúc, hiểu lầm trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của Quân đội, của các đơn vị lực lượng vũ trang Quân khu 7 và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Cảnh giác với những thủ đoạn giả danh, mạo danh quân nhân, đơn vị quân đội để thực hiện hành vi lừa đảo
Thủ đoạn của các đối tượng này ngày càng tinh vi, đa dạng, công khai. Để tạo dựng lòng tin của quần chúng nhân dân, các đối tượng đã lợi dụng hình ảnh, uy tín của Quân đội và sử dụng mạng viễn thông (gọi điện, nhắn tin), sử dụng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Telegram. Tiktok…) để tán phát thông tin giả.
 
Chúng sử dụng điện thoại di động hoặc tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo) tự giới thiệu là cán bộ Quân đội, đang là chỉ huy, quản lý quân nhân, sau đó liên hệ với gia đình của quân nhân để cung cấp “thông tin không đúng sự thật” về các chiến sĩ là con, em của gia đình đã gây thiệt hại tài sản của đơn vị, đang trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời đề nghị gia đình chuyển tiền vào số tài khoản để đền bù thiệt hại thì đơn vị sẽ bỏ qua lỗi vi phạm, nếu không chuyển tiền sẽ bị khởi tố, xử lý theo pháp luật, tạo tâm lý hoang mang, lo sợ nhằm dẫn dụ gia đình quân nhân chuyển tiền vào số tài khoản để chiếm đoạt.
 
Hình ảnh số zalo và tin nhắn giả danh cán bộ Quân đội lừa đảo
.
Đồng thời, chúng còn sử dụng số điện thoại, tài khoản Zalo để gọi điện, nhắn tin đến các nhà hàng, dịch vụ nấu ăn và cơ sở mua bán cây giống trên địa bàn địa phương,..., để tạo dựng lòng tin, tăng mức độ tin cậy đối với các cơ sở kinh doanh, buôn bán, các đối tượng trên cung cấp số điện thoại, gửi địa chỉ chính xác của các Ban Chỉ huy Quân sự một số địa phương thông qua ứng dụng định vị trên điện thoại và thường xuyên đăng tải những hình ảnh quân nhân mặc quân phục… Để đặt nhiều bàn tiệc, mua giống các loại cây ăn trái có giá trị, đồng thời, nhờ đặt mua thêm các loại quà tặng, hàng hóa có giá trị làm quà biếu (chủ yếu là các loại rượu ngoại, bia nhập khẩu, hộp sâm có giá trị), các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (đối với trường hợp mua cây giống) mà các mặt hàng này không phổ biến. Khi nhà hàng, cơ sở cây giống không tìm được nguồn hàng theo yêu cầu, đối tượng lừa đảo sẽ hướng dẫn liên hệ với người cung cấp (nơi có nguồn hàng), thực chất đây cũng là đối tượng trong nhóm lừa đảo của chúng. Sau khi chuyển tiền cọc qua số tài khoản do chúng cung cấp thì chúng chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền hàng chục đến hàng trăm triệu đồng của người dân.
 
Do sự chủ quan, thiếu cảnh giác, đề phòng của một số cơ sở kinh doanh, tổ chức, cá nhân, đã khiến cho các đối tượng phạm tội có thể dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại về tài sản. Tính riêng trên địa bàn Quân khu 7, từ tháng 7/2023 đến nay đã xảy ra 10 vụ việc, các đối tượng đã thực hiện các hành vi lừa đảo đã chiếm đoạt và gây thiệt hại tài sản của người dân với trị giá hàng tỷ đồng.
 
Nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác của các tầng lớp nhân dân, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh, xử lý các đối tượng nêu trên, bảo vệ danh dự, uy tín của Quân đội, lực lượng vũ trang Quân khu 7, Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Quân khu 7, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Quân khu một số nội dung sau:
 
1. Các cơ quan, doanh nghiệp, quần chúng nhân dân khi nhận được các cuộc gọi của người lạ tự xưng là “quân nhân, cơ quan, đơn vị của Quân đội, lực lượng vũ trang địa phương” để đặt tiệc, mua hàng hóa… cần tìm hiểu, xác minh thông tin trước khi tiến hành giao dịch; nếu thấy nghi vấn cần báo ngay cho cơ quan Quân sự, Công an gần nhất để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.
 
2. Đối với các cuộc gọi, nhắn tin tự xưng danh “chỉ huy, quản lý” của con, em của gia đình đang công tác trong Quân đội để thông báo tình hình “có liên quan đến vi phạm pháp luật, kỷ luận con, em; đồng thời, đề nghị chuyển tiền để đền bù thiệt hại…”, cần bình tĩnh, thận trọng tìm hiểu, xác minh thông tin; không làm theo yêu cầu của đối tượng xấu, nhất là không chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định của đối tượng hoặc một nhóm đối tượng với bất cứ lý do gì. Kịp thời điện thoại trao đổi với chỉ huy, quản lý của đơn vị con, em mình đang công tác; liên hệ với Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường, thị trấn hoặc quận (huyện) để được hỗ trợ xác minh thông tin, tránh bị lừa đảo gây thiệt hại về tài sản.
 
3. Với các “đối tượng” mang quân phục Quân đội, có dấu hiệu “mình có khả năng xin việc, lo cho đi học, vào biên chế Quân đội…”, người dân cần thận trọng tìm hiểu, không tin theo; kịp thời điện thoại trao đổi với Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường, thị trấn hoặc quận (huyện) và cơ quan Công an gần nhất để xác minh, hướng dẫn, giải quyết kịp thời.

Nguồn tin: CTTĐTBP:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay778,472
  • Tháng hiện tại11,277,013
  • Tổng lượt truy cập384,397,350
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây