Ảnh minh họa.
Theo đó, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã tăng phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động sắp xếp, bố trí nơi kinh doanh, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh có đủ nước sạch, nơi thu gom rác, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh chung và cảnh quan lễ hội; tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức (loa phát thanh, băng rôn, poster...) về an toàn thực phẩm và cách lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn tại khu vực diễn ra lễ hội và các điểm du lịch; yêu cầu các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh thực phẩm tại khu vực lễ hội ký cam kết và thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và bày bán sản phẩm.
Mặt khác, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi diễn ra lễ hội, tổ chức các đoàn kiểm tra tại khu vực lễ hội, các cơ sở sản xuất thực phẩm có nhiều sản phẩm bán tại các khu vực lễ hội; xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho người tiêu dùng biết và không sử dụng những sản phẩm không đảm bảo an toàn. Kiên quyết không để các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh thực phẩm không an toàn tại khu vực lễ hội và các địa điểm du lịch.
Bố trí các đội thường trực, sẵn sàng cấp cứu, điều tra xử lý kịp thời khi xảy ra ngộ độc thực phẩm nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Thực hiện báo cáo kết quả triển khai và báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm theo quy định./.
Sỹ Nhơn