Anh Phan Văn Tân thành công với việc trồng ớt xen vườn cao su chưa khép tán
Hộ gia đình ông Trần Văn Lực (tổ 4, ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn) là một những những hộ gia đình tiên phong trong việc áp dụng mô hình này. Theo ông Lực cho biết, trước đây, khi cao su mới xuống giống, thấy khoảng đất giữa các luống cao su trống trãi không làm gì thì uổng phí quá. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định tận dụng đất trong vườn cao su chưa khép tán để trồng ớt. Sau hơn 3 năm, cao su lớn phủ tán, không trồng xen được nữa, ông lại thuê đất các hộ bên cạnh tiếp tục trồng. Ông thuê 4 sào đất trồng ớt, hàng năm thu khoảng 7 tấn trái.
“Thời điểm cháy hàng, giá ớt lên tới 60-70 ngàn đồng/kg, thương lái khắp nơi đổ đến thu mua nhưng không đủ bán. Có thời điểm giá ớt xuống thấp 20-30 ngàn đồng/kg, nhưng nhiều hộ trồng ớt ở đây cũng có lãi bình quân 45-50 triệu đồng/vụ/năm, sau khi trừ chi phí”, ông Lực nói.
Theo kinh nghiệm hơn 10 năm trồng ớt, ông Lực cho hay, lợi thế của cây ớt chỉ thiên là ít vốn đầu tư, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cho thu hoạch nhanh, lại cho thu hoạch liên tục trong 8 tháng đến khi cây già cỗi thì phá bỏ trồng mới. Nhu cầu của thị trường đối với cây ớt rất lớn, khi mùa vụ thu hoạch bắt đầu các thương lái từ các tỉnh lân cận, trong tỉnh đã đến tận vườn đặt hàng. Tuy giá cả có lên xuống, không ổn định, nhưng trong hơn 10 năm trồng ớt ông Lực chưa bao giờ ế hàng và bị lỗ.
Cũng như một số hộ nông dân khác ở ấp Thạnh Tây, anh Phan Văn Tân cũng tận dụng 3 sào đất trồng cao su năm thứ hai để xuống giống. Sau một năm vừa trồng vừa học hỏi kinh nghiệm thế nhưng cũng mang lại thu nhập cho gia đình anh với số tiền lên hơn 50 triệu đồng lợi nhuận.
Trao đổi với chúng tôi, anh Tân phấn khởi cho biết, “Nếu có đầu ra, chỉ cần giá ổn định từ 20 ngàn đồng/kg trở lên thì người trồng ớt sẽ thu nhập khá. Ngoài ra, trồng ớt xen trong vườn cao su giúp cải tạo đất, hạn chế cỏ dại và tạo việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn, nhất là tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi”.
Bà Hà Thị Lê bên những cây ớt sai quả xen trong vườn cao su
Cây ớt thường gặp bệnh thán thư gây thối trái, vì vậy, cần chủ động theo dõi diễn biến dịch bệnh để có những giải pháp xử lý kịp thời. Sau mỗi vụ thu hoạch cần bón phân bổ sung chất dinh dưỡng để cây hồi phục cho lứa trái tiếp theo. Để cây phát triển tốt, điều quan trọng nhất là bảo đảm nước tưới thường xuyên, cách 2-3 ngày tưới một lần. Trước khi trồng nên lên luống cao ráo, rãnh thoát nước tốt” - anh Thuận chia sẻ.
Cũng là trồng ớt xen cao su chưa khép tán, bà Hà Thị Lê cũng tranh thủ tận dung 3 sào trên tổng diện tích hơn 1 ha cao su đang lớn của gia đình để đầu tư trồng xen ớt. Chỉ sau một năm thu hoạch, gia đình chị có nguồn thu trên 60 triệu đồng/năm. “Thấy bà con nông dân ở đây trồng đem lại hiểu quả cao, bản thân gia đình tôi cũng có đất trồng cao su trong giai đoạn chưa khép tán nên đầu tư trồng thử. Tôi cũng không ngờ lợi nhuận đem lại khá cao, giúp gia đình tôi nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống rõ rệt”, bà Lê nói.
Theo kinh nghiệm trồng ớt của bà Lê cho biết, không chỉ đối với loại ớt chỉ thiên mà hầu hết các loại ớt rất dễ trồng. Ớt không kén đất, vì vậy có thể trồng ở đất đồi, đất bãi hay đất ruộng đều được. Hiện nay, mua hạt giống ớt về tự ươm cũng rất tiện và rẻ, chỉ cần tốn vài chục đến một trăm ngàn có thể đủ ươm trồng cho cả vài sào đất. Bên cạnh đó, ớt cho thu hoạch nhanh, khoảng 3 tháng là cho thu hoạch, nếu chăm sóc tốt có thể đạt từ 2 - 3kg/cây ớt. Theo ước tính của bà Lê, nếu trồng chuyên biệt thì có thể trồng từ 2.000 đến 2.200 cây/sào. Còn riêng trồng trong vườn cao su như gia đình bà chỉ có thể trồng mật độ từ 1.000 đến 1.300 cây/sào. Với giá bình quân từ 35 đến 40 ngàn/kg, sau khi trừ chi phí có thể mang lại lợi nhuận trên 30 triệu đồng/sào.
Ngoài ra, nếu đất ở các vị trí gần sông, suối có nguồn nước tưới tiêu thì còn có thể xen được với nhiều loại cây trồng ngắn ngày khác nhau. Từ việc trồng xen các loại cây ngắn ngày, nhiều nông hộ không chỉ giảm nỗi lo thất mùa, mất giá mà còn tận dụng được đất để tăng thêm nguồn thu nhập. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp nông dân chống chọi với thời điểm cao su rớt giá như hiện nay./.