Cô giáo S’Tiêng ‘gieo chữ’ nơi miền núi

Thứ năm - 31/01/2019 20:46
(CTTĐTBP) - Chị Điểu Thị Đào, 39 tuổi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo nơi miền núi nghèo hoang sơ. Ý thức được hoàn cảnh khó khăn nên ngay từ nhỏ, cô bé người đồng bào dân tộc S’tiêng đã siêng năng, chí thú học tập. Học xong, cô Đào đã quyết định về lại quê hương xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước - một xã miền núi nghèo, thiếu thốn trăm bề để "gieo" con chữ cho các em thơ. Trải qua 22 năm “trồng người”, nay cô Đào đã trở thành niềm tự hào của phụ nữ đồng bào dân tộc S’Tiêng.
co giao stieng
Cô Điểu Thị Đào đang đứng lớp do cô chủ nhiệm
 
Năm 1995, sau khi cầm tấm bằng Cử nhân ngành giáo dục của Trường Cao Đẳng sư phạm Sông Bé, cô gái S’tiêng ngày ấy về công tác tại Trường tiểu học Thanh An, xã Thanh An với nhiều ước mơ và hoài bão. Nhưng mọi chuyện không như mong muốn mà thực tế đầy khó khăn. Thanh An thời ấy vẫn còn là vùng đất hoang sơ, nghèo khó, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, con em đến lớp bữa có bữa không. Nhưng với lòng yêu nghề và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp đi trước trong nhà trường nên mọi thử thách cũng dần qua đi. Sự yêu nghề, mến trẻ dần được khẳng định qua kết quả dạy và học, nhất là sự tin tưởng của ban giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh.

Qua nhiều năm “gõ đầu trẻ”, kinh nghiệm về chuyên môn ngày càng được nâng cao, cô Đào được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng và giao phụ trách Khối trưởng Khối 1. Với vai trò mới, cô Đào đã không ngừng học hỏi, phấn đấu để không phụ lòng lãnh nhà trường giao. Ngoài việc không ngừng học hỏi kinh nghiêm từ các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng cho giờ dạy, cô Đào còn thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học của mình. Kết quả, trong những năm gần đây, chất lượng học tập của học sinh do cô làm chủ nhiệm không ngừng được nâng cao, thể hiện qua tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh luôn đạt 100%; trên 60% học sinh được khen thưởng hàng năm, học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 97%. Đây là con số vô cùng ấn tượng mà nhiều đồng nghiệp đang giảng dạy ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn với phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số như Thanh An phải nể phục.

Không chỉ làm tốt chuyên môn, cô Đào còn là tấm gương điển hình của nhà trường trong các hoạt động phong trào. Từ khi phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai trong nhà trường, cô Đào luôn có ý thức không ngừng phấn đấu tự học, tự rèn, hoàn thiện bản thân về nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức, mặt khác, luôn tích cực vận động, giúp đỡ các em học sinh khó khăn với tinh thần “lá lành đùm lá rách”.

Cô Đào chia sẻ: “Ngay khi vào nghề, xác định bản thân mình còn nhiều yếu kém về chuyên môn, kinh nghiệm cũng như các hoạt động phong trào khác. Vì vậy, để làm tốt nhiệm vụ tôi đã nỗ lực bằng nhiều cách như: học từ đồng nghiệp, bạn bè, cho đến việc tự tìm tòi, nghiên cứu sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp vào công tác giảng dạy”.

Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, cô Đào thường xuyên tự tìm tòi, áp dụng công nghệ thông tin, sưu tập những câu chuyện, cách làm hay như: các trò chơi, kể chuyện, phiếu học tập… để giúp học sinh hứng thú trong giờ học. Mặt khác, tự sáng kiến ra một số giải pháp để tạo sự thu hút các em học sinh lứa tuổi lớp 1 hăng say trong học tập. Nào là ứng dụng băng đĩa trong tiết dạy thể dục, tổ chức luyện tập theo nhóm cho đến phương pháp thi đua áp dụng vào tiết dạy một cách hợp lý. Hoặc là phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh  giúp học sinh có ý thức tự tập luyện tốt bài thể dục. Những sáng kiến của cô Đào tạo ra luôn được ngành giáo dục ở địa phương công nhận, đánh giá cao.

Nhận xét về giáo viên Điểu Thị Đào, cô Nguyễn Thị Nga - Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Thanh An cho biết: “Mặc dù là người đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng, nhưng cô Đào là một trong những giáo viên điển hình trong việc áp dụng linh hoạt các phương pháp mới có hiệu quả vào việc giảng dạy. Cô Đào là người rất tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì học sinh. Ngoài ra, cô Đào còn là giáo viên rất hăng hái trong các hoạt động phong trào của nhà trường”.

Với những nỗ lực không ngừng, những năm qua, cô Điểu Thị Đào đã đạt nhiều thành tích đáng nể phục. Sáu năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (từ năm 2011), giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp tỉnh năm học 2013-2014, giải ba trong Hội thi giáo viên viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2015-2016, được ngành giáo dục huyện công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, xếp loại chuẩn giáo viên Tiểu học xuất sắc./.

Tác giả: Hải Thanh - Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,354
  • Hôm nay183,389
  • Tháng hiện tại11,503,716
  • Tổng lượt truy cập456,898,838
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây