Hợp tác xã Nông nghiệp Bù Gia Mập – Điểm sáng phát triển kinh tế tập thể trong vùng đồng bào dân tộc tiểu số

Thứ tư - 04/11/2020 14:43 3338
Được thành lập ngày 22/8/2016, tại thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Chức năng, nhiệm vụ: Hợp tác xã Nông nghiệp Bù Gia Mập hoạt động với mục tiêu tương trợ, giúp đỡ các thành viên của các hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên
Lễ ký kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp
Lễ ký kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp
Hợp tác xã hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý. Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Hợp tác xã Nông nghiệp Bù Gia Mập có những ngành nghề kinh doanh như sau: Trồng cây điều, hồ tiêu, cao su, cà phê; chăn nuôi trâu, bò, lợn; trồng rừng và chăm sóc rừng, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp. (Sản phẩm chủ lực: Sản xuất Điều sạch hữu cơ, mô hình Sản xuất gắn với chuỗi giá trị: theo tiêu chuẩn Organic)
Bước đầu đi vào hoạt động, hợp tác xã có 64 thành viên với tổng diện tích là 294,9 ha điều đến nay là 136 thành viên với tổng diện tích là 543,8 ha. Hội đồng quản trị hợp tác xã đã triển khai áp dụng quy trình sản xuất Điều hữu cơ theo tiêu chuẩn Organic. Đến nay đã có 105 hộ thành viên đạt với 495,5 ha được công nhận đạt chuẩn Organic. Bên cạnh đó, hợp tác xã phối hợp với Liên hiệp hợp tác xã Điều Bình Phước cung ứng 380 lít phân bón lá (dạng siêu bổ dưỡng) của Công ty Việt - Mỹ cho các thành viên kịp thời xử lý trong giai đoạn ra hoa, đậu quả. Đầu ra cho sản phẩm Hợp tác xã ký kết hợp đồng với công ty, doanh nghiệp và được tổ chức thu mua vào đầu mùa vụ hàng năm. Trong đó công ty Xuất khẩu điều Việt Hà là đơn vị liên kết theo chuỗi giá trị.
Tỷ lệ sản phẩm của thành viên HTX  được bao tiêu sản phẩm đầu ra đạt trên 70%. Đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm: Trồng Điều sạch theo tiêu chuẩn của tổ chức FLO tổ chức quốc tế về dán nhãn và thương mại công bằng. Là mô hình sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến môi trường sống, không để tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, không sử dụng lao động là nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi. Lợi ích của việc trồng Điều sạch này là việc thích ứng với biến đổi khí hậu, năng xuất cao và có tiền phúc lợi khi xuất khầu điều. Tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế hộ và xây dựng “chuẩn” kết nối trồng điều từ sản xuất đến tiêu thụ.
Đóng trên địa bàn là một xã có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia, có đông dân tộc anh em sinh sống (trong đó số hộ dân tộc 1065 hộ khoảng 4901 khẩu, chiếm 74,7 dân tộc trên địa bàn huyện). Địa hình hành chính được chia làm 8 thôn và 1 tổ cây da, dân cư bố trí thưa thớt, địa bàn đồi núi hiểm trở, trình độ dân trí thấp, cuộc sống của đại bộ phận nông dân chủ yếu nông nghiệp chính vì vậy cây điều là cây chủ lực. Phối hợp với các ngành, đoàn thể tuyên truyền vận  động nông dân hiểu được ý nghĩa cửa việc thành lập hợp tác xã với mô hình cụ thể về sản xuất kinh doanh, sản xuất nông sản hữu cơ bền vững theo tiêu chuẩn Organic đồng thời xây dựng thương hiệu theo tiêu chuẩn Fair trade.
Hợp tác xã có 14 điểm đại diện thu mua được bố trí ở các thôn Bù Lư, Bù Dốt, Bù La, Bù Nga, Đăk Á. Giá cả tại thời điểm thu mua: Đối với Điều Organic  cao hơn giá thị trường là 1.000đ/kg, sau vụ mùa công ty bù thêm giá  500đ/kg cho nông dân. Còn điều thường thì ngang bằng giá thị trường hoặc cao hơn. Hợp tác xã đã ký hợp đồng tiêu thụ mua điều thô với Công ty Việt Hà, công ty Phúc An và công ty Thiên Đức. Trong vụ điều năm 2017 và 2018  hợp tác xã đã mua bán được sản lượng với Công ty xuất nhập khẩu Điều Việt Hà: 333,35 tấn (Điều Organic); Công ty Phúc An: 85,06 tấn (Điều thường); Công ty Thiên Đức: 50,62 tấn (Điều thường).
Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước toàn thể thành viên hợp tác xã chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; tuyên truyền, vận động người dân, thành viên hợp tác xã, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hiểu được lợi ích khi tham gia hợp tác xã, tiếp cận được các ưu đãi cho mô hình kinh tế tập thể gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả bước đầu tạo được niềm tin, nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất… thì vần còn nhiều khó khăn cần tập trung giải quyết như: trình độ nhận thức của thành viên HTX là không đồng đều, tỷ lệ đồng bào dân tộc bản địa chiếm khoảng 94%; Trong lĩnh vực sản xuất, chăm sóc thì đại đa số bà con nông dân làm theo ý tự phát … chưa tuân thủ chặt chẽ các quy trình do đã quen sản xuất theo phương pháp truyền thống; thời tiết biến đổi thất thường, sâu bệnh phát triển mạnh đã ảnh hưởng đến hiệu quả năng xuất và chất lượng; Giá cả thấp, không ổn định do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; vật tư đầu vào tăng cao; Vốn hoạt động, mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, kho chứa chưa có; chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi hiện nay HTX vẫn chưa được tiếp cận vì không có tài sản thế chấp; Đầu ra cho sản phẩm mặc dù đã có hợp đồng thu mua nhưng chưa có tính bền vững, vì phải phụ thuộc vào sự phát triển của đơn vị bao tiêu đầu ra.
Trong thời gian tới, hợp tác xã định hướng phát triển như sau: Xây dựng HTX liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Organic.
Tăng số lượng thành viên theo từng năm từ 15 – 20 thành viên. Tăng diện tích, sản lượng và doanh thu hàng năm đạt trên 80% phương án đề ra. Hàng năm làm tốt công tác an sinh xã hội góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã. Xây dựng lô gô, thương hiệu điều của Hợp tác xã Bù Gia Mập. Từng bước chuyển đổi cùng một loại giống, cùng một quy trình sản xuất và đầu ra sản phẩm đồng nhất.
Với các giải pháp Tập huấn nâng cao khoa học kỹ thuật canh tác điều hữu cơ theo hướng bền vững cho 100% hộ thành viên. Xây dựng thương hiệu và liên kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Xây dựng Kế hoạch SXKD cụ thể từng năm, có tổng kết đánh giá. Tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản trị, điều hành cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, kế toán. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ cho nông dân chưa là thành viên biết và tham gia hợp tác xã.
HTX NN Bù Gia Mập sau khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay cơ bản đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên mới chỉ đạt ở mức đảm bảo đầu ra cho hộ thành viên, chưa khai thác cũng như phát huy hết thế mạnh vùng nguyên liệu dồi dào của địa phương do HTX thiếu vốn, cơ sở vật chất để thực hiện phương án sản xuất, chế biến thành sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của Bù Gia Mập và thu hút nguồn nhân công tại chỗ góp phần giải quyết công ăn việc làm tại địa phương.
Để tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, xây dựng hợp tác xã trở thành điển hình trong vùng đồng bào và là mô hình cần nhân rộng, thiết nghĩ các cơ quan, tổ chức cần hỗ trợ mặt bằng tại địa phương để HTX xây dựng Văn phòng, nhà kho, sân phơi, nhà xưởng để sản xuất, chế biến hạt điều. Do tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương cũng như thành viên trong HTX cao chiếm trên 90% vì vậy đề nghị các cấp quan tâm tạo điều kiện để HTX được tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hỗ trợ cơ sở vật chất như: Nhà kho, dụng cụ, máy móc liên quan đến việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản điều.
Trên đây là báo cáo tham luận của HTX NN Bù Gia Mập. Xin trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu và toàn thể Hội thảo đã quan tâm lắng nghe.
 

Nguồn tin: Phượng Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,304
  • Hôm nay63,064
  • Tháng hiện tại8,608,584
  • Tổng lượt truy cập381,728,921
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây