Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp

Thứ sáu - 03/12/2021 11:19
Tại Hội nghị trực tuyến với Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, cá nhân trong thực hiện thủ tục hải quan
Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp

Tiếp theo chuỗi hoạt động “Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua Covid-19”  sáng ngày 30/11/2021, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến với Hội Doanh nghiệp Việt Nam nhỏ và vừa để giải đáp vướng mắc liên quan đến quá trình làm thủ tục hải quan của các doanh nghiệp thuộc loại hình này.

Tham dự hội nghị có đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Cục Giám sát quản lý, Cục Thuế XNK, Cục Kiểm định hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Quản lý rủi ro, Vụ Pháp chế, Ban CCHĐH, Cục CNTT & thống kê hải quan, Cục HQ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng một số đại diện doanh nghiệp thành viên. 

Tại hội nghị, các doanh nghiệp nêu vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan liên quan đến: chính sách thuế xuất nhập khẩu, trị giá hải quan, phân loại hang hóa, thủ tục hải quan, thời gian thực hiện thủ tục hải quan, phân luồng hàng hóa,… Các vướng mắc nổi bật được đề cập tại Hội nghị bao gồm các nội dung sau:

Về việc phân luồng hàng hóa, doanh nghiệp bày tỏ ý kiến cho rằng việc phân luồng xanh, luồng đỏ đang là kẽ hở để nhân viên hải quan phát sinh tiêu cực. Tuy nhiên, tại Hội nghị, đại diện Cục Quản lý rủi ro hải quan đã giải thích cho cộng đồng doanh nghiệp các quy định về quản lý rủi ro, Theo đó,việc đánh giá, phân luồng tờ khai hải quan được thực hiện trên hệ thống, hoàn toàn tự động, dựa trên các tiêu chí thông tin mà cơ quan hải quan thu thập được từ phía doanh nghiệp trong quá trình khai báo, thực hiện thủ tục hải quan, nộp thuế,... mà không có sự can thiệp của bất kỳ cán bộ, công chức hải quan nào. Các tiêu chí đánh giá, các mức độ được quy định cụ thể tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính.

Đối với băn khoăn của doanh nghiệp về việc giám sát thực thi pháp luật, Tổng cục Hải quan cho biết việc giám sát thực thi pháp luật hải quan đã được triển khai thực hiện cả từ trong nội bộ cơ quan lẫn bên ngoài. Trong nội bộ cơ quan Hải quan đã có các tiêu chí đánh giá đối với cán bộ công chức toàn Ngành; đối với bên ngoài sẽ có hệ thống cho doanh nghiệp đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức hải quan qua phương thức điện tử nhằm đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp.​

Tổng cục Hải quan đang xây dựng tiêu chí đánh giá chung cho toàn Ngành căn cứ trên hướng dẫn của Bộ Nội vụ về chỉ số đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước. Do đó khi xây dựng xong, các doanh nghiệp có thể đánh giá việc thực thi pháp luật của cơ quan hải quan một cách nhanh chóng, thuận tiện, nhưng vẫn đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp.

Tổng cục Hải quan thông tin thêm, hiện nay, trong ngành đã có 4 Cục Hải quan triển khai đánh giá thực thi pháp luật hải quan đối với công chức hải quan tại đơn vị như: Cục HQ Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Quảng Ngãi. Trong đó Cục Hải quan Hải Phòng đã triển khai việc này từ năm 2020. Tại các đơn vị này, doanh nghiệp có thể đánh giá hoạt động của cơ quan hải quan trên phần mềm online, tên doanh nghiệp và các dữ liệu liên quan được giữ bí mật nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhờ đó, sự tương tác giữa hải quan và doanh nghiệp ở các đơn vị này đang được thực hiện rất tốt.

Ngoài ra, tại Hội nghị, các doanh nghiệp cũng kiến nghị cơ quan hải tổ chức hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp startup, có kinh doanh xuất nhập khẩu, lần đầu làm thủ tục hải quan trong việc thực thi pháp luật hải quan. 

 anh15.11.jpg
 

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua Covid-19

Qua Hội nghị, các doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn, và đánh giá cao hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan hải quan. Nhờ đó doanh nghiệp giảm bớt quan ngại, cởi mở hơn khi nêu ý kiến đánh giá về thái độ của cán bộ thực hiện quá trình làm thủ tục hải quan.

Việc tổ chức Hội nghị trực tuyến trong bối cảnh hiện nay được các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao, thể hiện sự quan tâm hỗ trợ của Tổng cục Hải quan nói riêng và ngành hải quan nói chung đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 

Tổng cục Hải quan ghi nhận các ý kiến và sẽ tổng hợp, trả lời đầy đủ các vướng mắc trước, trong và sau hội nghị. Tổng cục Hải quan sẵn sàng tổ chức các buổi hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật hải quan cho các doanh mới. Đồng thời sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị trực tuyến/trực tiếp khi doanh nghiệp có kiến nghị, đề xuất để giải đáp các vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp được tốt nhất. 

Tại Hội nghị, các đơn vị của Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, cá nhân trong thực hiện thủ tục hải quan; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trang thiết bị và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát; đảm bảo công tác giám sát, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần đẩy lùi và hạn chế tối đa khả năng lây lan của dịch bệnh, một số giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới, cụ thể như sau:

- Tiếp tục thực hiện các văn bản: Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ DN trong bối cảnh Covid-19; Chỉ thị 02/CT-BTC của Bộ Tài chính về các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho DN; Công văn số 15825/BTC-TCHQ ngày 24/12/2021 về tháo gỡ khó khăn cho DN trong việc thực thi pháp luật, ảnh hưởng của dịch Covid; và các văn bản khác đảm bảo về hoạt động thông quan đối với hàng hóa XNK, danh mục các mặt hàng miễn thuế, nộp chứng từ tự chứng nhanh xuất xứ, thời gian nộp bản scan C/O lên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan, …

- Tiếp tục thực hiện Công văn số 10491/BTC-TCHQ ngày 13/9/2021 phối hợp với các UBND tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ hoạt động hải quan trên địa bàn nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, phòng chống buôn lậu gian lận thương mại; tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập cảnh của doanh nghiệp.

- Tháo gỡ và giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái: Khuyến khích việc thông quan tại cảng Cái Mép - Thị Vải nhằm giảm tải cho cảng Cát Lái. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đã chủ trì thống nhất với các cơ quan chuyên ngành cho phép doanh nghiệp nộp bản chứng thư "scan" bằng đường điện tử trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg và bổ sung bản gốc sau… Sử dụng một số kho bãi, cảng khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các cảng cạn/ICD thuộc hệ thống Tổng công ty như ICD Tân Cảng - Long Bình, ICD Tân Cảng - Nhơn Trạch, ICD Tân Cảng - Sóng Thần, cảng Tân Cảng Hiệp Phước để thay đổi cảng đích, toàn bộ chi phí vận chuyển hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái và chi phí nâng hạ 2 đầu (nơi đi và nơi đến) do Tân cảng Sài Gòn chi trả, góp phần chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

- Tạm thời không tiến hành kiểm tra việc bảo quản hàng hoá tại địa điểm bảo quản thuộc các khu vực phong tỏa cho đến khi các khu vực này được dỡ bỏ phong toả và các đơn vị tăng cường công tác thu thập thông tin, đánh giá rủi ro để có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm quản lý chặt chẽ đối với việc đưa hàng về bảo quản.

- Tạo điều kiện và thông quan nhanh hàng nông sản: Trong tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp nhưng hàng nông sản đặc biệt là khi mặt hàng hoa quả vào chính vụ, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo các đơn vị Hải quan phối hợp với các lực lượng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi, thông quan nhanh cho xuất khẩu hàng nông sản và có giải pháp tránh ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu.

- Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với các khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội hoặc cách ly theo quy định phòng chống dịch, cơ quan Hải quan tiếp tục triển khai đa dạng các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể: 

+ Bố trí các bàn tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp cách biệt với khu vực làm việc của cán bộ, công chức, đồng thời bố trí công chức hướng dẫn, tiếp nhận các chứng từ bản chính của doanh nghiệp, theo dõi, lập phiếu tiếp nhận hồ sơ nhằm quản lý chứng từ bản chính của doanh nghiệp nộp, xuất trình, không để xảy ra tình trạng thất lạc hồ sơ; 

+ Tại khu vực tiếp nhận hồ sơ, bố trí màn hình để doanh nghiệp tra cứu công chức tiếp nhận; đồng thời triển khai số điện thoại Zalo trả lời doanh nghiệp về thông tin, số điện thoại liên lạc của công chức tiếp nhận hồ sơ để doanh nghiệp thuận tiện trao đổi thông tin khi cần thiết. Quán triệt cán bộ, công chức tăng cường trao đổi, hướng dẫn doanh nghiệp qua điện thoại; 

+ Tổ chức để công chức kiểm hóa thông quan, thanh khoản hồ sơ ngay tại hiện trường, hạn chế di chuyển từ địa điểm kiểm tra thực tế về Chi cục; rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; 

+ Tăng cường công chức hải quan thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan; tiếp nhận thông tin phản ánh lỗi tờ khai chưa đủ điều kiện quan qua khu vực giám sát do doanh nghiệp cảng cung cấp để xác định nguyên nhân hướng dẫn kịp thời; 

+ Bố trí phòng làm việc riêng (có trang bị đầy đủ các điều kiện phòng dịch) để cán bộ, công chức làm việc với doanh nghiệp nếu cần thiết;...

Nguồn tin: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập760
  • Hôm nay9,632
  • Tháng hiện tại7,101,915
  • Tổng lượt truy cập490,965,353
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây