Danh hiệu Sao Khuê 2020: Hệ thống Một cửa quốc gia được vinh danh ở hạng mục Chính phủ điện tử

Thứ ba - 19/05/2020 11:36
Tối ngày 16/5, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê 2020 cho 112 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin tiêu biểu. Hệ thống một cửa quốc gia do Tổng cục Hải quan chủ trì, triển khai đã được vinh danh ở hạng mục Chính phủ điện tử.
Trang chủ Cổng Thông tin ​Một cửa quốc gia
Trang chủ Cổng Thông tin ​Một cửa quốc gia

Việt Nam đã chính thức tham gia xây dựng Cơ chế một cửa ASEAN từ năm 2005 với việc ký kết Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN ngày 09/12/2005 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 được tổ chức tại Malaysia và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN vào ngày 20/12/2006 tại Siêm Riệp, Vương quốc Campuchia. Theo đó, để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, các nước thành viên, trong đó có Việt Nam cần phải triển khai Cơ chế một cửa quốc gia của mình.

Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan Hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp (Điều 4, Luật Hải quan năm 2014).

Là một thành viên tích cực của ASEAN, sau một quá trình chuẩn bị với nhiều nỗ lực, thủ tục hành chính đầu tiên được triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia bắt đầu từ tháng 11 năm 2014.

Với vai trò là Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã nỗ lực phối hợp nhịp nhàng với các Bộ, ngành trong việc  thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được Chính phủ giao, có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến 25/04/2020 đã có 198 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành được chính thức triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia, với trên 3 triệu hồ sơ của trên 37 ngàn doanh nghiệp.

Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và kết nối ngoài ASEAN, Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin C/O mẫu D điện tử với 9 nước gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan (từ 01/01/2018), Brunei (01/04/2019), Campuchia (01/07/2019), Myanmar (9/12/2019), Lào (23/12/2019) và Philippines (ngày 25/02/2020). Đến ngày 20/04/2020, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là gần 200 ngàn C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là gần 227 ngàn C/O.

Liên quan đến triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á – Âu; hiện đang tiến hành đàm phán để trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á - Âu; chứng nhận xuất xứ điện tử với Hàn Quốc; chứng nhận kiểm dịch điện tử với Niu-di-lân.

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian hoàn thành thủ tục cấp phép và thông quan lô hàng xuất nhập khẩu ; tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả ; tăng cường tính minh bạch trong quá trình làm thủ tục hành chính ; giảm sự tiếp xúc giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính  và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp .

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hoàn thiện chế độ, chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử ; nâng cao năng lực quản lý nhà nước và chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ công ; giảm thiểu việc dư thừa về các yêu cầu hồ sơ, thông tin, dữ liệu; tăng độ tin cậy và sự chính xác của thông tin  cũng như ngăn ngừa các nguy cơ an ninh quốc gia, an ninh cộng đồng đến từ các hoạt động vận tải và thương mại bất hợp pháp.

Việc được vinh danh tại Danh hiệu Sao Khuê 2020 là sự khẳng định về đóng góp và tác động của Cơ chế Một cửa quốc gia đến môi trường kinh doanh của Việt Nam dưới góc nhìn của các chuyên gia. 

Giải thưởng Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tin của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam. Giải thưởng được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2003.

Hội đồng giám khảo của Giải thưởng Sao Khuê gồm sự tham gia của các chuyên gia công nghệ, kinh tế đầu ngành, dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng là TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông. Các sản phẩm, dịch vụ được công nhận Danh hiệu Sao Khuê có chất lượng, hiệu quả vượt trội luôn được khách hàng tin tưởng, lựa chọn, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nguồn tin: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập684
  • Hôm nay39,976
  • Tháng hiện tại7,937,687
  • Tổng lượt truy cập491,801,125
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây