Những điểm mới trong quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Thứ ba - 18/02/2020 15:26
​Ngày 15/11/2019  Bộ Tài chính ban hành Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Thông tư 81/2019/TT-BTC  với những quy định cụ thể, đồng bộ , thống nhất các quy định về quản lý rủi ro sẽ  góp phần  quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là nâng cao kiểm soát tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu.

​Ngày 15/11/2019  Bộ Tài chính ban hành Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Thông tư 81/2019/TT-BTC  với những quy định cụ thể, đồng bộ , thống nhất các quy định về quản lý rủi ro sẽ  góp phần  quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là nâng cao kiểm soát tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu.
    Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 đã vượt 517 tỷ USD,  gấp 1,6 lần so với kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 2015. Điều này đặt ra thánh thức lớ đối với cơ quan Hải quan là vừa phải tạo thuận lợi cho hành khách và hàng hóa hợp pháp vừa phải đảm bảo kiểm soát, phát hiện các trường hợp gian lận và vi phạm hải quan, đảo bảo nguồn thu quốc gia. 
Quản lý rủi ro là phương tiện hữu hiệu được cơ quan Hải quan các nước áp dụng để đảm bảo cùng lúc thực hiện công tác kiểm soát hải quan, đồng thời thuận lợi hóa thương mại. Qua việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác quản lý sẽ không bị dàn trải. Từ đó giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, công tác quản lý rủi ro của ngành Hải quan đã có những bước phát triển nhanh chóng, vai trò của công tác quản lý rủi ro ngày càng được chú trọng, mở rộng về phạm vi và chuyên sâu về nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, đặc biệt là việc áp dụng quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK); tạo nền tảng quan trọng cho sự đột phá trong cải cách, điện tử hóa, tự động hóa thủ tục hải quan nói riêng cũng như công tác quản lý của ngành Hải quan nói chung.
Tuy nhiên, công tác quản lý rủi ro, ngành hải quan cũng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: các quy định về quản lý rủi ro đang được quy định tại nhiều văn bản; một số hoạt động nghiệp vụ hải quan chưa áp dụng quản lý rủi ro; hạn chế về chất lượng đánh giá và quản lý doanh nghiệp tuân thủ dẫn đến việc áp dụng kết quả đánh giá tuân thủ trong quản lý hải quan còn mờ nhạt, chưa đáp ứng được các yêu cầu tạo thuận lợi trong hoạt động XNK; chất lượng hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro.
Trong năm 2019, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan đã phối hợp cùng các đơn vị tiến hành xây dựng thông tư quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Đến ngày 15/11/2019 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng thời nâng cao kiểm soát tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Những điểm mới nổi bật của Thông tư 81/2019/TT-BTC
Thông tư 81/2019/TT-BTC bao gồm 5 chương, 34 điều quy định cụ thể các nội dung về: Thu thập, xử lý, quản lý thông tin quản lý rủi ro; Đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. So với các quy định cũ, Thông tư mới được ban hành có các điểm mới đáng chú ý sau.
 Thứ nhất, Thông tư bổ sung thêm đối tượng đánh giá tuân thủ pháp luật và   đánh giá mức độ tuân thủ đối với người khai hải quan. Theo đó, Thông tư 81 bổ sung thêm đối tượng áp dụng là người khai hải quan, gồm 4 nhóm đối tượng: DN hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan; DN cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, DN cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền; Doanh nghiệp kinh doan kho bãi, cảng.
Thứ hai, Tiêu chí đánh giá DN trước đây thuộc chế độ mật thì đã được công khai giúp DN năm được để tránh các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan
Thứ ba, Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định mức độ tuân thủ được phân thành 5 mức, một người khai hải quan được được đánh giá phân loại theo một mức tuân thủ duy nhất theo bộ tiêu chí đánh giá được quy định, Gồm: Mức 1 là Doanh nghiệp ưu tiên ;  Mức 2: Tuân thủ cao;  Mức 3: Tuân thủ trung bình;  Mức 4: Tuân thủ thấp;  Mức 5: Không tuân thủ
Thứ tư, Thông tư bổ sung thêm 02 mức độ rủi ro trong phân loại mức độ rủi ro cho người khai hải quan, theo đó mức độ rủi ro cho người khai hải quan được phân thành 9 hạng gồm
+ Hạng 1: Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 81/2019/TT-BTC.
+ Hạng 2: Người khai hải quan rủi ro rất thấp.
+ Hạng 3: Người khai hải quan rủi ro thấp.
+ Hạng 4: Người khai hải quan rủi ro trung bình.
+ Hạng 5: Người khai hải quan rủi ro cao.
+ Hạng 6: Người khai hải quan rủi ro rất cao.
+ Hạng 7: Người khai hải quan có hoạt động xuẩt khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và không vi phạm.
+ Hạng 8: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm trừ các hành vi quy định đối với Hạng 9 tại Điều này.
+ Hạng 9: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm về các hành vi quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Thứ năm, Thông tư cung quy định rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại thành 3 mức: cao, trung bình và thấp, nhằm áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp với từng mức độ rủi ro.
Để thực hiện thông tư 81, Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tích cực tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn các nội dung, quy định của thông tư; đồng thời xây dựng các nội dung thuộc quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để hướng dẫn thực hiện, Đông thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mền mới để đáp ứng các yêu cầu của quản lý rủi ro.

​    Trong năm 2019, Công tác quản lý rủi ro năm 2019 đã tập trung vào kiểm soát rủi ro đối với việc lợi dụng tờ khai luồng xanh, kiểm soát rủi ro tuyến hàng không, đưa ra các dự báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, vận chuyến trái phép ma túy, tiền chất… Toàn ngành đã thực hiện soi chiếu 60,6 nghìn Containerha, phát hiện nghi vấn 766 container, phát hiện 213 container vi phạm. Qua đó, phát hiện một số vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cấm lớn như: bắt giữ 9,1 tấn ngà voi cất giấu trong gỗ từ Congo; 311 bao chứa vẩy tê tê,…

Nguồn tin: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,015
  • Hôm nay131,842
  • Tháng hiện tại8,029,553
  • Tổng lượt truy cập491,892,991
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây