Tổng cục Hải quan triển khai quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp năm 2021

Thứ năm - 21/01/2021 15:19
Nhằm mục đích “Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19”, ngày 08/01/2020, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 29/QĐ-TCHQ về Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp và các bên có liên quan năm 2021.

Nhằm mục đích “Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19”, ngày 08/01/2020, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 29/QĐ-TCHQ về Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp và các bên có liên quan năm 2021.

Để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19, Kế hoạch đề ra 04 yêu cầu chủ yếu đối với cơ quan hải quan như sau: (1) tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp trong và sau dịch Covid-19; (2) tổ chức các hoạt động đối thoại và tham vấn để lắng nghe, giải đáp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp; (3) kịp thời cập nhật các quy định mới cho doanh nghiệp; (4) tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật để bảo pháp luật hải quan được thực thi một cách minh bạch, công bằng.

Tương ứng 04 yêu cầu chủ yếu đối với cơ quan hải quan nói trên, Kế hoạch đề ra 05 nhóm hoạt động với các nội dung được phân cấp cụ thể cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Về hoạt động cung cấp thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm thông tin về: (1) tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn, các thị trường xuất nhập khẩu đi và đến địa bàn; (2) các thông tin trọng yếu về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, quy định mới ngay khi có hiệu lực; (3) giới thiệu các cam kết quốc tế về thương mại và các nội dung doanh nghiệp cần lưu ý.

Về hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm: (1) xây dựng phương án hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp nhận thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để chủ động hỗ trợ theo nguyên tắc kịp thời, thuận lợi, an toàn; (2) tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan; (3) tạo kênh thông tin trực tiếp đến lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên làm thủ tục hải quan; (4) phối hợp với các hiệp hội, chi hội doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn dịch các quy định mới có liên quan sang quốc ngữ của doanh nghiệp để doanh nghiệp nắm bắt, thực hiện; (5) phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tạo điều kiện thông quan, giải phóng hàng nhanh chóng, đúng quy định; (6) tổng hợp và biên tập các vướng mắc của doanh nghiệp, định kỳ hàng quý thông tin đến các doanh nghiệp theo từng chi cục hải quan; (7) xây dựng phương án dự phòng, ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bố trí bảng tin ghi những điều doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ khi đến thực hiện thủ tục hải quan, in tờ rơi hướng dẫn người dân và doanh nghiệp phòng chống dịch khi thực hiện thủ tục hải quan.

Về hoạt động tham vấn, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức tham vấn doanh nghiệp và các bên có liên quan về: (1) quy định về thuế và hải quan; (2) chương trình cải cách hiện đại hóa của Tổng cục và đơn vị; (3) việc tổ chức thực thi pháp luật tại cơ sở; (4) các giải pháp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp; (5) các kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Trong tham vấn, Cục và Chi cục cần chú trọng tham vấn theo chuyên đề, theo nhóm doanh nghiệp; tăng cường tham vấn tại doanh nghiệp, tại các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tham vấn trực tuyến, mời chuyên gia.

Về hoạt động hợp tác, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm: (1) xây dựng và triển khai chương trình hợp tác với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; (2) tổ chức chương trình hợp tác với doanh nghiệp theo chuyên đề cụ thể trong thực hiện quy định, thủ tục mới, trong triển khai các chương trình, đề án cải cách hiện đại hóa hải quan; (3) Trao đổi, tìm hiểu nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, thế mạnh và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để cùng xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể, lôi cuốn doanh nghiệp tham gia hợp tác; (4) Tại hội nghị doanh nghiệp, biểu dương và mời doanh nghiệp đã hợp tác tốt trình bày về nội dung, cách làm, kết quả hợp tác để nhân rộng mô hình hợp tác; (5) Phối hợp với các Hiệp hội, Chi hội doanh nghiệp, các đoàn thể trên địa bàn tố chức các chương trình tìm hiểu pháp luật về thuế và hải quan; (6) Thực hiện các nội dung hợp tác giữa cơ quan hải quan và các Hiệp hội doanh nghiệp do Tổng cục Hải quan triển khai, tập trung mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp FDI; (7) Tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp đối tác nòng cốt, cụ thể: rà soát các nội dung hợp tác với doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả, chât lượng hợp tác từ đó xác định các nội dung hợp tác cụ thể, thiết thực, phù hợp với năng lực, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để tổ chức triển khai; dừng hợp tác với các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp kém, thiếu tinh thần trách nhiệm trong hợp tác với cơ quan hải quan; (8) Phối hợp với Ban Cải cách hiện đại hóa tổ chức và triển khai các hoạt động hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức đại diện doanh nghiệp khi được yêu cầu.

Về hoạt động giám sát thực thi pháp luật, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm: (1) Phối hợp với Ban Cải cách hiện đại hóa chuẩn hóa bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan; (2) Triển khai đánh giá 01 số lĩnh vực dịch vụ công được lựa chọn trong lĩnh vực hải quan theo các giải pháp, công cụ, tiện ích đã hoàn thiện và thống nhất trong toàn ngành với lộ trình chung; Tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện cho các doanh nghiệp để mang lại hiệu quả thiết thực; (2) Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục trong nghiên cứu, xây dựng và thực nghiệm giải pháp tích hợp công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ thủ tục hành chính công trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng đánh giá dịch vụ công tại trụ sở cơ quan hải quan; ứng dụng đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công phiên bản di động; đánh giá dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan; (3) Nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng cung cấp các công cụ, tiện ích, các giải pháp hữu ích trong đánh giá chất lượng dịch vụ công và giám sát thực thi pháp luật hải quan; thực nghiệm, đánh giá, hoàn thiện và báo cáo Tổng cục nhân rộng trên địa bàn quản lý và trong ngành; (4) Xây dựng và cụ thể hóa các cam kết phục vụ khách theo nhóm doanh nghiệp, tổ chức thông tin, tuyên truyền khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện các cam kết về các hoạt động đẩy mạnh quan hệ đối tác.

Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm đánh giá sơ kết việc thực hiện Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp và các bên có liên quan năm 2021 trước ngày 15/6/2021 và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện trước ngày 15/12/2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập574
  • Hôm nay7,328
  • Tháng hiện tại7,099,611
  • Tổng lượt truy cập490,963,049
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây