Thời điểm cấp giấy phép môi trường

Thứ năm - 05/09/2024 15:36
Thời điểm cấp giấy phép môi trường là bước đầu quan trọng mà các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh,…cần đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo dự án tuân thủ đúng theo quy định giúp bảo vệ môi trường và thúc đấy tiến trình quản lý chất thải hiệu quả. Luật Bảo vệ môi trường quy định thời điểm cấp giấy phép môi trường như sau:

1. Thời điểm cấp giấy phép môi trường.

- Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và có giấy phép môi trường trước khi bắt đầu vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c.

- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và phải có giấy phép môi trường trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.

- Đối với dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư có thể chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm.

- Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải, nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo và đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, nếu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (gọi chung là giấy phép môi trường thành phần), thì giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của nó hoặc trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.
Đồng thời, Căn cứ khoản 2, điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thời điểm cấp giấy phép môi trường:
- Chủ dự án đầu tư, khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho toàn bộ dự án, từng phân kỳ đầu tư (nếu có), hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án.
- Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Chủ dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để đảm bảo thời điểm cấp giấy phép sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, nhưng chậm nhất 45 ngày đối với thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, hoặc trước 30 ngày đối với thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong trường hợp không đảm bảo thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, chủ dự án phải thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định để đảm bảo cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm.
- Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để đảm bảo thời điểm cấp giấy phép theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này, nhưng chậm nhất 45 ngày đối với thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, hoặc trước 30 ngày đối với thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Thời hạn cấp giấy phép môi trường.

Căn cứ khoản 4 điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp./.

Tác giả: Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,337
  • Hôm nay635,829
  • Tháng hiện tại17,587,133
  • Tổng lượt truy cập477,479,820
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây