Tác hại của rác thải nhựa, cách phân loại rác thải

Thứ sáu - 13/09/2024 09:32
Đồ nhựa xuất hiện rất nhiều trong những vật dụng mà con người thường sử dụng hàng ngày như túi nilon, ống hút, chai, cốc, bàn ghế, đồ chơi nhựa, hộp đựng thực phẩm... với đặc tính bền, nhẹ, tiện lợi và đặc biệt giá thành rất rẻ nên từ quán xá, khu chợ, trung tâm thương mại cho đến các nhà máy sản xuất đâu đâu cũng thấy xuất hiện đồ dùng từ nhựa. Do tính chất khó phân hủy, phải mất khoảng 450 năm các búi sợi trong Polyethylene Terephthalate (PET) mới tách rời để chai nhựa phân huỷ được, nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất, chúng vẫn tồn tại qua nhiều trăm năm.
      Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng cách còn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường trong đất, nước, không khí, làm ảnh hưởng đến đời sống con người và các sinh vật sống khác, như: Rác thải nhựa khi đốt sẽ sinh ra các loại khí độc bao gồm: khí dioxin, furan…hoặc phân rã thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano... con người khi hít, ăn phải sẽ đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
      Để phân loại rác thải nhựa hiệu quả, cần phân biệt để phân loại rác thải:
     + Rác hữu cơ: là rác được thải từ những hoạt động hằng ngày của con người như là xây dựng, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,.... Loại rác này có chứa thành phần hữu cơ, khả năng phân hủy nhanh và  có thể được sử dụng để tái chế để làm phân bón dùng trong nông nghiệp, như: Rơm, rạ, lá cây, cành cây; thịt, cá, cơm, rau củ, quả,... 
     + Rác vô cơ: Rác vô cơ là thuật ngữ dùng để chỉ loại rác mà không thể phân hủy hoặc tái chế được. Thường thì những loại rác này được thu gom và chuyển đến khu vực chôn lấp rác để xử lý. Tuy nhiên, dù đã được chôn lấp, nhưng các loại rác vô cơ này vẫn cần mất một khoảng thời gian rất lâu để phân huỷ hoàn toàn, như: gạch men, gỗ, đá, ngói, bê tông, thép, xỉ than, bao nilon, hộp xốp, hộp nhựa, giày, dép, các thiết bị điện tử…
     + Chất thải nguy hại: là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác, như: pin hỏng, acquy, đèn huỳnh quang,…
      Qua bài viết, bạn đã hiểu rõ được phần nào về tác hại của rác thải nhựa cũng như cách phân biệt rác thải. Thông qua việc nâng cao nhận thức, áp dụng các giải pháp xử lý rác thải, phân loại từ đầu nguồn và tái chế, chúng ta có thể góp phần giảm thiểu tác động của ô nhiễm rác thải nhựa và bảo vệ môi trường sống của chúng ta, để cùng nhau tạo nên một môi trường xanh, sạch đẹp hơn.

Tác giả: Nguyễn Dinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,004
  • Hôm nay194,720
  • Tháng hiện tại9,420,796
  • Tổng lượt truy cập434,796,061
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây