Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Phước năm 2023

Thứ sáu - 03/03/2023 14:15
Nhằm Triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản chủ lực; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại. Tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.  Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử trong công tác kiểm tra, đảm bảo việc kinh doanh thương mại điện tử tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 20/02/2023 về Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Phước năm 2023. Với 12 nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chính sách, pháp luật, các quy định về quản lý và phát triển thương mại điện tử đến các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử cập nhật, nâng cao nhận thức, chấp hành theo quy định.
 2. Tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử; các lớp đào tạo cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận các Sàn giao dịch thương mại điện tử lớn Amazon, Alibaba, Ebay... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng b sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.
3. Phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín trong nước (Voso, Postmart, Sendo, Shopee, Lazada, Tiki...và Sàn giao dịch nông sản tỉnh) kết nối, hỗ trợ các Hội nông dân, Hợp tác xã, Hội doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tham gia hoạt động kinh doanh trên nền tảng số để phổ biến, hướng dẫn các hội viên, cá nhân tham gia kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử, mở rộng thị thường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…của Tỉnh.
4. Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, hình thức, ứng dụng TTKDTM trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông và trong mua sắm trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
 5. Tiếp tục vận hành Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh đăng ký thành viên và tạo gian hàng để giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên môi trường trực tuyến.
6. Phối hợp hỗ trợ địa phương tổ chức triển khai Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức v chuyển đổi số, thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; xây dựng tổ chức phiên chợ không dùng ti n mặt tại địa phương.
7. Phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương quản lý cơ sở dữ liệu tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký/thông báo theo quy định tại địa chỉ mạng http://online.gov.vn;
8. Phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp cận các hoạt động thương mại điện tử; lựa chọn các doanh nghiệp đủ năng lực kết nối đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, tham gia chương trình “Gian hàng Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử; phối hợp tổ chức Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday tại địa chỉ http://onlinefriday.vn trên địa bàn tỉnh…
9. Tuyên truyền, phổ biến và quản lý thuế điện tử trong thương mại điện tử; triển khai thực hiện các Đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế; Đa dạng hóa các hình thức thu, nộp thuế không dùng tiền mặt.
10. Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, định kỳ, đột xuất đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh xử lý vi phạm ph p luật v thương mại điện tử.
11. Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, hình thức, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các doanh nghiệp, điểm kinh doanh bán lẻ, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông và trong mua sắm trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
12. Tiếp tục triển khai đạt hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm của tỉnh; triển khai mỗi xã một sản phẩm với thương mại điện tử để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Theo đó, Sở Công thương là đơn vị đầu mối chủ trì thực hiện Kế hoạch, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai việc thực hiện; phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương và các đơn vị khác có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này.

Tác giả: Ngọc Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập987
  • Hôm nay309,749
  • Tháng hiện tại8,207,460
  • Tổng lượt truy cập492,070,898
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây