MỘT SỐ THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC SAU GIẢI PHÓNG ĐẾN NAY

Thứ hai - 14/03/2022 09:29
Sau ngày giải phóng, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước chủ yếu là nông - lâm nghiệp, công nghiệp - thương mại - dịch vụ thì quá nhỏ bé, cơ sở hạ tầng thấp kém... Chiến tranh để lại hậu quả nặng nề, ruộng đất bỏ hoang, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thêm vào đó là tâm lý nóng vội, chủ quan duy ý chí đã có ảnh hưởng tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế của tỉnh.
        Thời kỳ 1986-1996, Sông Bé trở thành một trong những địa phương ghi “dấu ấn” trong công cuộc đổi mới và mở cửa. Sau khi tái lập tỉnh (năm 1997), nền kinh tế của tỉnh Bình Phước thực sự chuyển mình, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp. 
        Đến cuối năm 2021, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông - lâm nghiệp chiếm 23,56%, công nghiệp – xây dựng chiếm 43,8%, dịch vụ chiếm 32,63%. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2021 ước đạt 29.867 tỷ 530 triệu đồng tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 97,1% kế hoạch năm. Xây dựng nông thôn mới đạt 500/618 km đường giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù; có 70/90 xã và 3/11 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
        Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 6,32%, tuy không đạt kế hoạch đề ra 8,5%, nhưng đây là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh đại dịch Covid-19, là tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất so với vùng Đông Nam bộ và đứng thứ 20 so với cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 76 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 30.000 tỷ đồng, vượt 3,4% so với kế hoạch, tăng 25,73% so với năm 2020, chiếm khoảng 39% GRDP. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 12/01/2022 là 4.861 tỷ đồng, đạt 135% so với chỉ tiêu Chính phủ giao và đạt 88,2% so với kế hoạch tỉnh giao, ước tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/01/2022 đạt 95% kế hoạch tỉnh giao. Thu ngân sách nhà nước 13.675 tỷ đồng, đạt 180% dự toán Bộ Tài chính giao và đạt 105% dự toán HĐND tỉnh điều chỉnh, tăng 18% so với thực hiện năm 2020; chi ngân sách được 13.996 tỷ đồng (kế hoạch đề ra là 15.750 tỷ đồng), đạt 138% dự toán Bộ Tài chính giao và đạt 89% dự toán HĐND tỉnh điều chỉnh, tăng 13% so với thực hiện năm 2020.
        Kim ngạch xuất khẩu đạt 3.750 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ và đạt 120,9% so với kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 2 tỷ 502 triệu USD tăng 41,2% so với năm 2020 và đạt 147,1% kế hoạch năm. Thu hút đầu tư nước ngoài được 63 dự án, với số vốn là 514 triệu USD, bằng 175% về số dự án và 117% về số vốn đăng ký so với năm 2020, đạt 128,5% kế hoạch. Thu hút đầu tư trong nước 100 dự án, với số vốn là 12.700 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch. Về thành lập doanh nghiệp và HTX, trong năm có 1.066 doanh nghiệp và 39 HTX được thành lập mới. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP của tỉnh tăng 17,8% so với năm 2020, vượt mục tiêu đề ra 3,8 điểm, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của tỉnh tăng 18,59%.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,281
  • Hôm nay237,340
  • Tháng hiện tại1,586,468
  • Tổng lượt truy cập446,981,590
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây