Nhận diện những hành vi bạo lực gia đình

Thứ sáu - 28/09/2018 14:13
Bạo lực gia đình là một dạng của bạo lực xã hội, là “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng khác nhau.
     Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:
     - Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm  tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
     - Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
     - Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).
     - Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
     Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
     - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
     - Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
     - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
    - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
     - Cưỡng ép quan hệ tình dục.
     - Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
    - Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
    - Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
     - Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
     Về góc độ pháp luật, bạo lực gia đình đã được Luật hóa; về góc độ xã hội, bạo lực gia đình được xem như một tệ nạn trong xã hội. Tuy nhiên những năm qua, bạo lực gia đình có sự phát triển phức tạp trong một xã hội hiện đại tạo nên những vấn đề nhức nhối, đau lòng trong xã hội. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vậy nên mỗi gia đình cần xây dựng và duy trì hạnh phúc để góp phần tạo nên một xã hội phát triển./.

Tác giả: N.Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập599
  • Hôm nay20,264
  • Tháng hiện tại8,318,112
  • Tổng lượt truy cập492,181,550
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây