NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Thứ sáu - 19/10/2018 07:57
Tại Điều 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện các nghĩa vụ “Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực; Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối; Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật”.
     Khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành vi bạo lực gia đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng, đồng thời chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Tôn trọng sự can thiệp có nghĩa là người có hành vi bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chính đáng của cộng đồng, không được có thái độ hung hãn, chống đối hay có ý định trả thù sự can thiệp đó. Người có hành vi bạo lực gia đình không chỉ thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của cộng đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó, nghĩa là bản thân họ phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp.
     Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực. Trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, những chủ thể có thẩm quyền (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) có thể đưa ra những chế tài như: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… Việc bị xử lý hành vi bạo lực gia đình vốn không quen thuộc với người Việt chúng ta, vì rất nhiều nghĩ đó là quyền của họ trong gia đình. Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, bảo đảm hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
      Với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành vi bạo lực phải kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Mặc dù Luật quy định, như trong thực tế rất khó thực hiện khi một bên là chủ thể, một bên là nạn nhân của hành vi bạo lực. Người có hành vi bạo lực khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khó có chuyện thương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm sóc; hoặc có khi họ nhận thấy sai lầm của mình nhưng  do sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa trị.
     Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không nhắc tới “Quyền mà chỉ quy định “Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Điều này bởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ của pháp luật. Khi nhìn nhận từ thực tiễn, có thể thấy rằng những hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, đê hèn không nhiều mà chủ yếu do những quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do nóng giận, do không được trang bị kỹ năng giải quyết tranh chấp, mâu thuẩn. Do đó, pháp luật cũng cần phải cho họ những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn gắn./.

Tác giả: N.Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,544
  • Hôm nay847,100
  • Tháng hiện tại13,674,580
  • Tổng lượt truy cập473,567,267
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây