Một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em

Thứ sáu - 28/09/2018 09:03
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý và phải chịu trách nhiệm hình sự.
     Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là một tội danh cụ thể mà bao gồm một nhóm tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (BLHS 2015).
     Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong BLHS 2015 (Chương XIVCác tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) gồm 5 điều luật, cụ thể sau: Điều 142- Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Điều 144 - Tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 145 - Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổiĐiều 146 - Tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi, Điều 147 - Tội Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Trong đó, người phạm tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi  và tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình.
     Tại BLHS 2015, một số tội được sửa đổi tên bằng việc cụ thể hoá độ tuổi nạn nhân. Cụ thể các tội sau: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 122) thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Đi 144); tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) thành tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); tội dâm ô trẻ em (Điều 116) thành tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (Điều 146).
     Các nhà làm luật đã cụ thể hoá nạn nhân của nhóm tội này, đặc biệt là độ tuổi của nạn nhân. Sở dĩ có sự thay đổi này mà không dùng cụm từ chung “trẻ em” như trước đây là do Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Vì vậy, việc sửa đổi tên điều luật bằng cụ thể độ tuổi của nạn nhân nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn.
     BLHS 2015 đã mở rộng nội hàm khái niệm “giao cấu”. Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế, các tội xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp bởi nhiều hành vi phạm tội đa dạng, vượt quá phạm vi tội phạm quy định trong BLHS 1999. Theo quy định cũ thì nếu những bé nam hoặc nam giới bị giao cấu trái ý muốn thì các cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý được một hành vi là “dâm ô trẻ em” hoặc “làm nhục người khác”. Điều đó có nghĩa là chủ thể của tội hiếp dâm chỉ có thể là nam giới và nạn nhân chỉ có thể là nữ giới. Như vậy, trẻ em nam không được bảo vệ khi bị xâm hại tình dục. Mà thực tiễn, hành vi giao cấu không chỉ là nam với nữ nữa mà còn có nam với nam, hay nữ với nữ và hình thức thì vượt ra ngoài hình thức “truyền thống”. Thiết nghĩ, việc mở rộng nội hàm khái niệm “giao cấu” đáp ứng tình hình tội xâm hại tình dục trẻ em hiện nay, bảo vệ quyền chính đáng của mọi công dân.
     Ngoài ra, BLHS 2015 đã cụ thể hoá một số khái niệm cho phù hợp với thực tiễn xã hội và quan hệ pháp luật quốc tế, cụ thể như: “Người đã thành niên” được thay bằng “người đủ 18 tuổi trở lên”; “nhiều người” được thay bằng “từ 02 người trở lên”; “nhiều lần” được thay bằng “từ 02 lần trở lên”; “gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật..” được thay bằng “gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật...”.
     Khái niệm “hiếp dâm trẻ em” được thay bằng “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ” hoặc “giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.Theo đó, khái niệm “cưỡng dâm trẻ em”, “giao cấu với trẻ em”, “dâm ô với trẻ em” cũng được khái niệm cụ thể để đảm bảo tính thống nhất trong cách hiểu và quá trình áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền.
     Có thể nói, BLHS 2015 đã khắc phục những hạn chế của những quy định trước, kịp thời ban hành những quy định cụ thể, chặt chẽ, phù hợp, nghiêm khắc đối với loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em./.
 

Tác giả: N.Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,331
  • Hôm nay31,372
  • Tháng hiện tại8,329,220
  • Tổng lượt truy cập492,192,658
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây