Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh doanh

Thứ bảy - 25/11/2023 15:51
Đó là một trong các giải pháp nhằm hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 được Chính phủ đưa ra trong Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022-2030 (Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022-2030”).
Việc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh doanh sẽ tập trung vào các hoạt động:
1. Tìm kiếm, sàng lọc và củng cố các ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng.
- Tiếp tục tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp trong các khối đối tượng thanh niên nhằm tìm kiếm các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tiềm năng, đặc biệt là các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và áp dụng công nghệ số.
- Xây dựng thư viện khởi nghiệp online, tập hợp các dự án, ý tưởng, mô hình khởi nghiệp trên thế giới và Việt Nam; xây dựng trung tâm dữ liệu về ngành nghề, lĩnh vực, dự báo xu hướng công nghệ, nhu cầu trong tương lai.
- Tổ chức hành trình thanh niên khởi nghiệp định kỳ hằng năm; các buổi gặp gỡ thỏa thuận đầu tư, khởi nghiệp của thanh niên với các nhà đầu tư; các buổi hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về khởi nghiệp lập nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho thanh niên.
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp như: kiến thức về quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, marketing, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng, ...
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính, kế toán, thuế, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cho thanh niên mới khởi nghiệp.
- Giới thiệu, tư vấn, kết nối cho thanh niên có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham quan thực tế các nhà máy, các doanh nghiệp điển hình trong từng lĩnh vực, ngành nghề.
- Bổ sung các chương trình, tài liệu, giáo trình điện tử về kiến thức khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Phát hành bộ cẩm nang hỗ trợ khởi nghiệp gồm các cuốn sách theo các khối đối tượng và các lĩnh vực ngành nghề.
- Tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho thanh niên khởi nghiệp kiến thức về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, vận chuyển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và các nội dung khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng sẵn có của vùng miền, địa phương.
3. Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ.
- Xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng nhằm kết nối thanh niên với các quỹ đầu tư.
- Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên, hội viên, thanh niên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác.
- Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp mới thành lập với các quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp.
- Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.
- Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương phân bổ nguồn ngân sách để xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.
- Hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên về các thủ tục, quy trình vay vốn; cách xây dựng dự án, hồ sơ vay vốn.
- Thiết lập cơ chế kết nối giữa cố vấn khởi nghiệp, ngân hàng cho vay và quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để huy động các nguồn vốn thực hiện các dự án khởi nghiệp của thanh niên.
4. Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên
- Định kỳ tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp.
- Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển lớn ưu đãi chi phí vận chuyển các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp.
- Tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế.
- Tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển các mô hình chợ điện tử, liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp.
5. Hỗ trợ tư vấn pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp
- Triển khai các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ, pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp.
- Triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý, sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu sản phẩm và các nội dung pháp lý khác liên quan đến kinh doanh cho thanh niên khởi nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên.
- Xây dựng các sản phẩm, ứng dụng hỗ trợ pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp.
6. Hỗ trợ liên kết, phát triển mạng lưới doanh nghiệp khởi nghiệp
- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Doanh nhân trẻ các tỉnh, thành phố. Khuyến khích doanh nhân trẻ khởi nghiệp tham gia Hội Doanh nhân trẻ các tỉnh, thành phố.
- Thành lập mới, củng cố nâng cao chất lượng các câu lạc bộ đầu tư khởi nghiệp trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam các cấp.
- Thúc đẩy, kết nối hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp thành viên Hội Doanh nhân trẻ các cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong cùng địa phương.
- Hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững; thành lập, duy trì và nhân rộng các mô hình liên kết phát triển kinh tế như: tổ hợp tác thanh niên, hợp tác xã thanh niên, câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế; hỗ trợ thanh niên thành lập và chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Tác giả: Ngọc Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập840
  • Hôm nay213,650
  • Tháng hiện tại10,475,455
  • Tổng lượt truy cập470,368,142
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây