Hướng đến mục tiêu hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử vào năm 2025

Chủ nhật - 30/06/2024 22:25
Song hành cùng cải cách thể chế và cải cách TTHC, công tác hiện đại hóa quản lý, nhất là ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính không chỉ hỗ trợ công tác quản lý tài chính của ngành trong thời gian qua mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội. Đây cũng là nền tảng đưa ngành tài chính hướng tới hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập Tài chính số vào năm 2025.
Hướng đến mục tiêu hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử vào năm 2025
Song hành cùng cải cách thể chế và cải cách TTHC, công tác hiện đại hóa quản lý, nhất là ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính không chỉ hỗ trợ công tác quản lý tài chính của ngành trong thời gian qua mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội. Đây cũng là nền tảng đưa ngành tài chính hướng tới hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập Tài chính số vào năm 2025.

Ứng dụng công nghệ mới, tạo bứt phá
Chia sẻ tại Hội nghị Đẩy mạnh công tác CCHC và Công bố Chỉ số CCHC năm 2017 diễn ra ngày 12/9, ông Hoàng Xuân Nam, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đang tập trung thúc đẩy phát triển, tạo bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực CNTT-TT. Hạ tầng kết nối số được phát triển, bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.
Ngành Tài chính đang bước vào giai đoạn thực hiện cải cách toàn diện hệ thống chính sách tài chính nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, thúc đẩy ứng dụng CNTT nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ông Hoàng Xuân Nam – Phó Cục trưởng Cục Tin học & Thống kê tài chính
chia sẻ thông tin với báo chí bên lề Hội nghi

Đến nay, Bộ Tài chính đã bước đầu ứng dụng nhiều công nghệ mới là công nghệ “lõi” của CMCN 4.0 gồm: công nghệ di động (Mobility), công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Analytics), công nghệ điện toán đám mây (Cloud) và công nghệ bảo mật (Security) trong thực hiện cải cách TTHC, nâng cao năng lực quản trị công.
Công nghệ di động đã được nghiên cứu, ứng dụng trong ngành Tài chính tương đối sớm thể hiện trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống Cổng Thông tin điện tử toàn ngành giúp người dân, doanh nghiệp có thể truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet.
Tính đến hết tháng 8/2018, Bộ Tài chính đã cung cấp 167 DVCTT mức độ 3 và 271 thủ tục đã được cung cấp thành dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4. Một số ứng dụng nghiệp vụ, ứng dụng chỉ đạo điều hành tại đơn vị được áp dụng giải pháp ứng dụng công nghệ Mobility như: các ứng dụng về quản lý văn phòng điện tử TaxOffice, ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế; hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; Hệ thống thông tin chỉ đạo và điều hành phục vụ Lãnh đạo...
CSDL quốc gia về Tài chính và các CSDL chuyên ngành được nghiên cứu xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn từng bước đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính, đảm bảo tính liên kết, tích hợp, chia sẻ thông tin, giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính.
Bộ Tài chính đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để triển khai cung cấp Hệ thống hỏi đáp chính sách tài chính tự động trên Cổng TTĐT Bộ Tài chính, rút ngắn thời gian giải đáp các vướng mắc về cơ chế chính sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Nhờ tích cực tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc triển khai Bộ Tài chính điện tử nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn thông qua việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng, thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin hiện đại, các chương trình ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp, triển khai công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây...
Đặc biệt, việc đẩy nhanh triển khai một cách hiệu quả các DVCTT, hệ thống thuế điện tử, hải quan điện tử, hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, hệ thống một cửa quốc gia hải quan Asean… không chỉ hỗ trợ công tác quản lý tài chính của ngành mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội, giúp ngành Tài chính từng bước hình thành nền tảng của Chính phủ điện tử và hướng tới xây dựng Chính phủ số.
Theo Bảng xếp hạng Việt Nam ICT-index 2018, năm 2018 là năm thứ 6 liên tiếp Bộ Tài chính đứng thứ nhất về ứng dụng công nghệ thông tin trong các bộ, ngành.
Nắm bắt cơ hội 4.0
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực, Bộ Tài chính cũng đang nỗ lực nắm bắt cơ hội, hướng đến mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái Tài chính số.
Ông Hoàng Xuân Nam cho biết, công tác triển khai ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính sẽ cần tập trung vào xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số, đây là điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành thực hiện chuyển đổi số trong ngành Tài chính. Thực hiện lồng ghép chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và kế hoạch 05 năm ứng dụng CNTT của ngành theo định hướng phát triển tài chính số và kinh tế số.
Công nghệ mới cũng sẽ được Bộ Tài chính ứng dụng mạnh mẽ hơn vào các lĩnh vực hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành, chú trọng công nghệ về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật.
Bộ Tài chính cũng tập trung thiết lập môi trường làm việc điện tử và xây dựng Cổng giao tiếp ngành Tài chính, tích hợp sâu, rộng và xuyên suốt giữa các Cổng giao tiếp trong ngành, liên thông với Chính phủ và các cơ quan nhà nước theo hướng dữ liệu mở, thực hiện điện tử hóa, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Các văn phòng điện tử cũng được xây dựng, hình thành môi trường làm việc tích hợp, liên thông, cộng tác và chia sẻ thông tin thông minh trong toàn ngành hướng tới văn phòng điện tử không giấy tờ.
Ngoài ra, việc triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin tài chính và đào tạo, nâng cao nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như chuyển đổi số ngành Tài chính cũng sẽ là nhiệm vụ không thể thiếu trong thời gian tới.
V.B
Nguồn tin: www.mof.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập963
  • Hôm nay21,990
  • Tháng hiện tại2,605,461
  • Tổng lượt truy cập486,468,899
KQ TTHC
sổ tay đảng viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
EMC Đã kết nối EMC