Thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong cộng đồng ASEAN

Chủ nhật - 30/06/2024 22:29
Sáng 4/10, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với nước đồng chủ trì Malaysia và Ban Thư ký ASEAN tổ chức Hội nghị Ủy ban Công tác ASEAN về phát triển thị trường vốn (WC-CMD). Tham dự Hội nghị về phía Bộ Tài chính Việt Nam có ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng, đại diện một số chức năng thuộc Bộ; các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cùng đại diện cơ quan quản lý thị trường vốn của 10 quốc gia thuộc khối ASEAN, bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia Mynamar, Campuchia, Lào, Brunây, Philippin và Việt Nam.
Thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong cộng đồng ASEAN
Sáng 4/10, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với nước đồng chủ trì Malaysia và Ban Thư ký ASEAN tổ chức Hội nghị Ủy ban Công tác ASEAN về phát triển thị trường vốn (WC-CMD). Tham dự Hội nghị về phía Bộ Tài chính Việt Nam có ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng, đại diện một số chức năng thuộc Bộ; các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cùng đại diện cơ quan quản lý thị trường vốn của 10 quốc gia thuộc khối ASEAN, bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia Mynamar, Campuchia, Lào, Brunây, Philippin và Việt Nam.
 
Đại diện Bộ Tài chính Việt Nam, đại diện Malaysia và Ban Thư ký ASEAN đồng chủ trì Hội nghị
Đây là diễn đàn để các quốc gia thành viên tập trung thảo luận các vấn đề về cập nhật tiến độ phát triển thị trường trái phiếu và khung khổ pháp lý thị trường vốn (Scorecard); đánh giá các rủi ro tác động đến ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô (RMT); thảo luận về chủ đề trái phiếu xanh; tài trợ cho cơ sở hạ tầng; các vấn đề chung giữa ACMF và CMD; dự thảo báo cáo của WC-CMD lên Ủy ban Hội nhập tài chính cấp cao (SLC) và Ủy ban điều phối về xây dựng năng lực (SCCB); cũng như chỉ số theo dõi hội nhập thị trường vốn và dự kiến kế hoạch của WC-CMD năm 2019-2020.
Tại Hội nghị, các nước thành viên đã cập nhật Bảng chấm điểm mức độ phát triển thị trường trái phiếu của các nước ASEAN dựa trên các chỉ tiêu về tiếp cận thị trường, minh bạch hóa, công cụ phòng vệ/tài trợ, chính sách miễn trừ thuế, thanh toán và lưu ký. Đến nay, đã có 6/10 quốc gia cập nhật Bảng đánh giá trình độ phát triển thị trường trái phiếu (Scorecard).
Toàn cảnh Hội nghị
Đối với Việt Nam, hiện đã cập nhật khung pháp lý cho phát triển thị trường vốn vào bảng Scorecard, cụ thể: Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 01/7/2018, thay thế Nghị định số 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
Cũng tại Hội nghị, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã giới thiệu về tiêu chuẩn phát hành trái phiếu xanh ASEAN được công bố vào tháng 11/2017, cũng như những khuyến nghị đối với khu vực ASEAN trong việc áp dụng các tiêu chuẩn trong phát hành trái phiếu xanh. Việc công bố Tiêu chuẩn này đã tạo động lực thúc đẩy việc phát hành trái phiếu xanh khu vực ASEAN, qua đó, đã có ba đợt phát hành trái phiếu này tại Malaysia và Singapore với tên gọi Trái phiếu Xanh ASEAN đầu tiên theo bộ tiêu chuẩn này. Việc công bố và áp dụng thành công bộ Tiêu chuẩn về Trái phiếu Xanh của ASEAN đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong khu vực về tài chính bền vững cũng như tầm quan trọng và vai trò của cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn các tổ chức phát hành phát hành trái phiếu xanh và các nhà đầu tư với một khung khổ và thông lệ chung đáng đáng tin cậy.

Đại diện WB giới thiệu về trái phiếu xanh
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hai Nhóm công tác về nội dung “trái phiếu xanh/ tài trợ xanh” (như áp dụng các tiêu chuẩn về trái phiếu xanh ASEAN; thúc đẩy huy động vốn tài trợ cho các dự án xanh thông qua thị trường vốn) đã được đại diện của Nhóm WC-CMD và Nhóm ACMF trao đổi trong khuôn khổ Hội nghị. Hiện tại, ACMF đã đưa ra Bộ Tiêu chuẩn trái phiếu xanh ASEAN (ASEAN Green Bond Principles - AGBP) và đã trở thành bộ tiêu chí chung thống nhất cho việc phát hành trái phiếu xanh trong khu vực ASEAN, qua đó hỗ trợ các nước xây dựng hướng dẫn áp dụng AGBP tại các nước để tạo thuận lợi cho việc phát hành và huy động vốn trong khu vực ASEAN.
Để đánh giá tình hình hội nhập tài chính khu vực ASEAN về phát triển thị trường vốn, từ năm 2017, các nước đã thống nhất sử dụng 2 chỉ số KPIs là: Tỷ lệ đầu tư chứng khoán và đầu tư quỹ nội khối ASEAN trên tổng vốn đầu tư vào ASEAN/ Share of Intra-ASEAN Portfolio Investment in Equity and Investment Fund to Total (năm 2016: 7%); Tỷ lệ đầu tư trái phiếu nội khối ASEAN trên tổng vốn đầu tư vào ASEAN/ Share of Intra-ASEAN Portfolio Investment in Debt Securities to Total.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Nhằm thực hiện các mục tiêu hội nhập tài chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, Ngân hàng Phát triển Châu Á đang hỗ trợ để triển khai các dự án tăng cường năng lực tại 4 quốc gia: Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam để tăng cường năng lực phát triển thị trường trái phiếu thông qua các sáng kiến/ hoạt động và được phê duyệt bởi Hội nghị Ủy ban điều phối về xây dựng năng lực (SCCB).
V.B
Nguồn tin: www.mof.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,335
  • Hôm nay205,116
  • Tháng hiện tại6,917,980
  • Tổng lượt truy cập490,781,418
KQ TTHC
sổ tay đảng viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây