DN, hộ kinh doanh có 24 tháng để chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử

Chủ nhật - 30/06/2024 22:24
Ngày 12/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi cung cấp dịch vụ và bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/2018. Có thể nói Nghị định 119 với rất nhiều điểm mới đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để chuyển đổi từ phương pháp quản lý hóa đơn giấy truyền thống sang HĐĐT hiện đại, với nhiều lợi ích thiết thực cho cả DN, khách hàng và cơ quan quản lý thuế.
DN, hộ kinh doanh có 24 tháng để chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử
Ngày 12/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi cung cấp dịch vụ và bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/2018. Có thể nói Nghị định 119 với rất nhiều điểm mới đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để chuyển đổi từ phương pháp quản lý hóa đơn giấy truyền thống sang HĐĐT hiện đại, với nhiều lợi ích thiết thực cho cả DN, khách hàng và cơ quan quản lý thuế.
Nguyên tắc lập quản lý, sử dụng HĐĐT
Chia sẻ về những điểm mới của Nghị định 119, Đại diện Tổng cục Thuế cho biết: Nghị định 119 quy định rất rõ về đối thượng, nguyên tắc lập quản lý và sử dụng HĐĐT. Theo đó đối tượng áp dụng là các tổ chức, DN, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ; tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT; Các cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng HĐĐT trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định này. Dữ liệu HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên HĐĐT dựa trên thông tin của DN, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. DN, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 3 tỷ đồng/năm phải dùng HĐĐT
Nghị định 119 cũng quy định hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định.
Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Như vậy ngay trong tháng 11, 12/2018 nếu các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này đã có máy tính tiền thì có thể áp dụng thí điểm HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp HĐĐT.
Sử dụng HĐĐT phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông
Nghị định 119 quy định, khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng HĐĐT, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về HĐĐT phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập, tra cứu dữ liệu HĐĐT. Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu: người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy (bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ HĐĐT thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước đang thực hiện kiểm tra hàng hóa. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu HĐĐT (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra theo quy định. Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận HĐĐT của DN.
Hoàn thành việc sử dụng HĐĐT trước ngày 01/11/2020
Theo quy định, Nghị định 119 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/11/2018. Tuy nhiên để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy truyền thống sang HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý đưa ra thời hạn 24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020) để các DN chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và con người để áp dụng HĐĐT. Trong thời gian từ 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020, các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành.
Trường hợp DN, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành HĐĐT không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng HĐĐT đang sử dụng kể từ ngày 1/11/2018. DN, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 và vẫn phải thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng HĐĐT có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy theo các hình thức đặt in, tự in thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng phiếu thu tiền và chuyển đổi dần sang áp dụng HĐĐT (hoặc phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng quy định, kể từ thời điểm sử dụng HĐĐT có mã hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan thuế, DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn nhưng chưa sử dụng.
5 lợi ích nổi bật của HĐĐT  
Tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo quản hóa đơn
An toàn, bảo mật
Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu các thủ tục hành chính
Không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Tiện ích cao, đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng
 
Nguồn tin: www.mof.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,199
  • Hôm nay26,610
  • Tháng hiện tại2,956,493
  • Tổng lượt truy cập428,331,758
KQ TTHC
sổ tay đảng viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây