Kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang các nguồn vay có tính chất thị trường

Chủ nhật - 30/06/2024 22:18
Trong thời gian vừa qua, với sự hỗ trợ kinh phí từ nhà tài trợ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Ngân hàng thế giới (WB) đã thực hiện chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính với tên gọi Chương trình quản lý nợ và rủi ro của Chính phủ (GDRM). Hỗ trợ của WB và SECO khá hiệu quả, góp phần quan trọng đối với những cải cách trong quản lý nợ công tại Bộ Tài chính. Ông Rodrigo Cabral, Chuyên gia tài chính cao cấp của WB đã chia sẻ về chương trình này.
Kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang các nguồn vay có tính chất thị trường
Kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang các nguồn vay có tính chất thị trường
Trong thời gian vừa qua, với sự hỗ trợ kinh phí từ nhà tài trợ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Ngân hàng thế giới (WB) đã thực hiện chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính với tên gọi Chương trình quản lý nợ và rủi ro của Chính phủ (GDRM). Hỗ trợ của WB và SECO khá hiệu quả, góp phần quan trọng đối với những cải cách trong quản lý nợ công tại Bộ Tài chính. Ông Rodrigo Cabral, Chuyên gia tài chính cao cấp của WB đã chia sẻ về chương trình này.

Hiện nay, WB và Bộ Tài chính đang tiếp tục thực hiện chương trình GDRM giai đoạn hai. Một trong những nội dung của chương trình này là xây dựng khung hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý nợ công. Xin ông cho biết khung cải cách này tác động như thế nào đến quá trình quản lý nợ công ở Việt Nam?
Ông Rodrigo Cabral: WB rất vui khi nhận lời hỗ trợ Bộ Tài chính cũng như Việt Nam xây dựng lộ trình dài hạn về cải cách công tác quản lý nợ công để làm sao công tác quản lý nợ công được minh bạch, hiệu quả, phù hợp. Mục tiêu của chúng tôi là đưa ra tầm nhìn dài hạn để công tác quản lý nợ của Việt Nam tiệm cận thông lệ tốt của quốc tế. Với tầm nhìn như vậy, trong khuôn khổ hợp tác, chúng tôi phối hợp với Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài chính xây dựng những lộ trình với những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực khác nhau về quản lý nợ công để làm sao thực hiện được mục tiêu đó. Ví dụ như phương diện quản trị nợ công như nào, quản lý nợ Chính phủ ra làm sao, quản lý nợ chính quyền địa phương như thế nào… Với mỗi vấn đề đó, chúng tôi sẽ đưa ra lộ trình, bước đi cụ thể trong ngắn hạn, trong dài hạn, trong 3 năm tới sẽ như thế nào và trong 5 năm tới chúng ta sẽ đi tới đâu.
Ông Rodrigo Cabral, Chuyên gia tài chính cao cấp của WB
Một điều nữa tôi cũng chia sẻ rằng Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nước vay nhiều ODA sang nước tiếp cận các nguồn vay có tính chất thị trường nhiều hơn. Do vậy, Việt Nam phải nâng cao năng lực để tiếp tục thực hiện công tác quản lý nợ công, huy động vốn vay nợ công cho hiệu quả. Với tư cách là đối tác của Bộ Tài chính và đối tác 3 bên giữa Bộ Tài chính – WB và các nhà tài trợ khác, chúng tôi mong muốn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực quản lý nợ công trong giai đoạn chuyển đổi này.
? Như ông vừa chia sẻ, giai đoạn hiện nay rất quan trọng trong công tác quản lý nợ công của Việt Nam bởi Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nước vay nhiều ODA sang nước tiếp cận các nguồn vay có tính chất thị trường. Vậy trong quá trình chuyển đổi này Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro gì thưa ông?
Ông Rodrigo Cabral: Nhiều nước cũng như Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi này gặp khá nhiều khó khăn do phải tiếp cận nhiều hơn nguồn vay kém ưu đãi và tiệm cận với thị trường. Ở đây có những thách thức lớn mà quan trọng nhất là phải nâng cao năng lực quản lý tài chính, năng lực tiếp cận thị trường, hiểu biết thị trường và phát triển thị trường vốn trong nước cũng như khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế để đáp ứng nhu cầu vay của Chính phủ.
Với vai trò là định chế toàn cầu, WB đã có kinh nghiệm của nhiều quốc gia, do vậy, trong khuôn khổ hợp tác với Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện giai đoạn chuyển đổi này một cách vững chắc và đạt được mục tiêu của chính phủ về quản lý nợ.
? Xin ông chia sẻ rõ hơn về kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công khi trải qua giai đoạn chuyển đổi này. Nếu không còn nguồn vay ưu đãi nữa thì họ tìm nguồn vay ở đâu và cách họ lựa chọn nguồn vốn vay trên thị trường thế giới như thế nào?
Ông Rodrigo Cabral: Một ví dụ gần Việt Nam nhất là kinh nghiệm của Indonesia. Họ đã từng có giai đoạn chuyển đổi thành công trong việc thiết lập một bộ máy quản lý nợ công tương đối hiện đại, tiệm cận với thông lệ quốc tế. Ngoài ra còn có ví dụ khác như Mexico, Nam Phi, Thái Lan...
Từ kinh nghiệm của các quốc gia này, có thể thấy một điểm quan trọng bậc nhất là phải tập trung phát triển thị trường vốn trong nước, trong đó cụ thể là phải bắt đầu bằng việc phát triển thị trường trái phiếu để đảm bảo nguồn huy động vốn tin cậy, ổn định. Đặc biệt khi dựa vào nguồn vốn trong nước sẽ đảm bảo bớt rủi ro về tỉ giá. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không đa dạng hóa nguồn huy động. Tôi cho rằng với giai đoạn chuyển đổi hiện nay của Việt Nam thì Việt Nam vẫn cần tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như phải từng bước tiếp cận thị trường tài chính quốc tế thông qua vay thương mại để làm đa dạng hóa khả năng huy động vốn của chính phủ.
? Hiện nay ở Việt Nam, trong cơ cấu nợ của Chính phủ, tỷ trọng dư nợ trong nước chiếm khoảng 60% và nợ nước ngoài khoảng 40%. Theo ông tỉ lệ nào là “đẹp” cho Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi này?
Ông Rodrigo Cabral: Trên thực tế khó có thể nói có một tỉ lệ nào là tỉ lệ “đẹp” nhất vì điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Như ở Việt Nam định hướng hiện nay đang rất đúng là chuyển dần từ phụ thuộc nhiều từ vay nước ngoài sang vay trong nước. Các quốc gia khác nhau xác định tỉ lệ khác nhau và có chiến lược khác nhau. Để xác định tỉ lệ này phải tính đến đặc điểm của các khoản nợ. Ví dụ ở Việt Nam, phần lớn khoản nợ là nợ vay dài hạn của các tổ chức tài chính quốc tế với điều kiện vay ưu đãi, thời hạn vay dài, lãi suất thấp thì rõ ràng Việt Nam có lợi thế trong việc quản lý được rủi ro về tỉ giá cũng như rủi ro về nợ nước ngoài. Nhưng nhiều nước, khi người ta mong muốn giảm nợ nước ngoài nhanh và tập trung vào nợ trong nước dẫn đến việc giải quyết được vấn đề rủi ro tỉ giá nhưng lại gặp rủi ro khác là áp lực trả nợ. Do vậy khi đưa ra tỉ lệ cần dựa trên đặc điểm của từng quốc gia.
Xin cảm ơn ông.
Trong giai đoạn 2015 – 2018, chương trình GDRM đã hoàn thành với một số kết quả chính như: Hoàn thành hỗ trợ đánh giá 5 năm thực hiện Luật Quản lý nợ công cùng với quá trình hỗ trợ xây dựng Luật Quản lý nợ côngtrình Quốc hội ban hành; Hoàn thành nội dung hỗ trợ xây dựng chiến lược/chương trình quản lý nợ trung hạn, báo cáo Quốc hội về mục tiêu, định hướng huy động sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020; Hỗ trợ xây dựng một số quy trình nghiệp vụ và các nội dung hỗ trợ về quản lý rủi ro, tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan trong công tác quản lý nợ công, công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Trong giai đoạn 2019-2022, WB và Bộ Tài chính sẽ phối hợp xây dựng và hoàn thiện khung hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý nợ công, xây dựng Chương trình GDRM giai đoạn 2, cập nhật Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2019-2025…
Nguồn tin: www.mof.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập863
  • Hôm nay170,377
  • Tháng hiện tại10,784,672
  • Tổng lượt truy cập470,677,359
KQ TTHC
sổ tay đảng viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây