Khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 10/02/2020 10:57
(CTTĐTBP) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) theo đúng quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 21/11/2019 của UBND tỉnh về việc phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2020.
phong cum gia cam
Tổ chức tuyên truyền sâu, rộng về tình hình dịch bệnh, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học
 
Trước đó ngày 3/2/2020, Bộ NN&PTNT đã có Công điện khẩn số 735/CĐ-BNN-TY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh CGC. Tiếp đó ngày 5/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn hỏa tốc số 167/TTg-NN về việc chủ động phòng, chống bệnh Cúm A (H5N1) trên gia cầm và người.

Nhằm chủ động ngăn chặn bệnh Cúm A (H5N1) phát sinh, bùng phát trên đàn gia cầm và nguy cơ lây lan sang người trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện khẩn trương rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo; tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý.

Tổ chức tuyên truyền sâu, rộng về tình hình dịch bệnh, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh trong giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm, sản phẩm từ thịt gia cầm không rõ nguồn gốc và gia cầm, sản phẩm từ thịt gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch CGC theo khuyến cáo của cơ quan thú y.

Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, UBND cấp xã tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh đến tận thôn ấp, hộ chăn nuôi. Khi phát hiện gia cầm có biểu hiện bất thường nghi mắc CGC phải báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm xác định mầm bệnh nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Đối với các huyện, thị xã, thành phố (Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long và Bù Đăng), xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với gà đạt yêu cầu xuất khẩu.

Thành lập và chỉ đạo đội liên ngành cấp huyện tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đặc biệt là các huyện biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp qua biên giới; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh khẩn trương mua sắm và cấp phát vắc xin, hóa chất, vật tư phục vụ tiêm phòng CGC, thực hiện Tháng tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và khu vực có nguy cơ cao cho các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp tiêm phòng, vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn tỉnh.

Sở NN&PTNT tổ chức triển khai chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh CGC tại các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia cầm, cơ sở chăn nuôi để kịp thời cảnh báo, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả các loại vắc xin phòng bệnh CGC. Khi nhận được thông tin dịch bệnh từ các địa phương, nhanh chóng phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm xác định mầm bệnh kịp thời xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm để cách ly, điều trị và quản lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền và phối hợp với Sở NN&PTNT trong phòng, chống dịch bệnh CGC và các loại dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Sở Công Thương tham mưu Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới và trong thị trường nội tỉnh, đặc biệt đối với các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm từ thịt gia cầm qua biên giới vào địa bàn tỉnh./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập987
  • Hôm nay340,115
  • Tháng hiện tại11,194,487
  • Tổng lượt truy cập456,589,609
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây