Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo minh bạch, chất lượng, không chạy theo thành tích

Thứ ba - 11/02/2020 09:14
(CTTĐTBP) - Đến hết tháng 01/2020, cả nước có 61/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án, Kế hoạch OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020) cấp tỉnh, trong đó 24 tỉnh, thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng cho 1.129 sản phẩm của 752 chủ thể kinh tế (16 sản phẩm đề xuất 5 sao, 336 sản phẩm đạt 4 sao và 777 sản phẩm đạt 3 sao theo Bộ Tiêu chí OCOP Quốc gia).
dieu bp
Các địa phương cần có chính sách cụ thể hỗ trợ các sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hoá và tính cộng đồng của địa phương
 
Ngày 10/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết (tại Công văn 911/BNN-VPĐP) sau hơn 1,5 năm triển khai, Chương trình OCOP đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, đang tạo nên động lực mới trong xây dựng nông thôn mới, trong phát triển kinh tế nông thôn, được hệ thống chính trị các cấp và xã hội đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia.

Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã tổ chức 2 hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP trong phạm vi cả nước trong năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 (khu vực miền Bắc ngày 08/01/2020 tại thành phố Hà Nội và khu vực miền Nam ngày 10/01/2020 tại tỉnh Đồng Tháp). Qua hội nghị đánh giá đã có nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý từ nhiều địa phương, đồng thời cũng nhận thấy một số khó khăn, thách thức mới cần được các cấp, các ngành quan tâm và chỉ đạo quyết liệt hơn nữa.

Thực tế là có một số địa phương tuy đã phê duyệt đề án, kế hoạch nhưng chưa triển khai hoạt động cụ thể, chưa bám sát đúng chu trình OCOP đã được quy định tại Quyết định số 490/QĐ-TTg, do vậy tiến độ và chất lượng triển khai Chương trình của nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều địa phương chủ yếu tập trung lựa chọn các sản phẩm sẵn có, đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm của một số chủ thể đơn lẻ, có tính cộng đồng chưa cao để đưa vào tham gia Chương trình OCOP và phân hạng sản phẩm, chưa chú trọng đến phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao chất lượng...

Để nâng cao hiệu quả và chất lượng của Chương trình OCOP, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch cả năm của địa phương mình về xúc tiến thương mại cho Chương trình OCOP, thông báo cho Cơ quan thường trực chương trình là Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương để tổng hợp, lên phương án điều phối, phối hợp quảng bá. Chỉ đạo cơ quan chuyên trách Chương trình xây dựng nông thôn mới phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường tập huấn, hỗ trợ triển khai trong các địa phương nhất là cấp xã, kiểm tra việc tuân thủ các cam kết về chất lượng của chủ thể kinh tế sau khi đã có sản phẩm đạt sao OCOP.

Bên cạnh đó, tăng cường vai trò và sự tham gia của chính quyền cấp xã trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP; đồng thời có kế hoạch và chính sách cụ thể hỗ trợ các sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hoá và tính cộng đồng của địa phương. Rà soát và nâng cao chất lượng công tác đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo minh bạch và chất lượng, không chạy theo thành tích. Tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ quản lý cấp xã, cán bộ chuyên môn cấp tỉnh, huyện hiểu rõ bản chất của chương trình; phân công rõ trách nhiệm cán bộ theo dõi chỉ đạo chương trình, đặc biệt quan tâm chú ý đến chủ trương phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn làm cơ sở để phát triển các sản phẩm OCOP./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập888
  • Hôm nay301,258
  • Tháng hiện tại9,747,998
  • Tổng lượt truy cập493,611,436
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây