Phát triển loại hình nào cho du lịch Bình Phước

Thứ hai - 24/08/2015 09:02 2290
(CTTĐTBP) - Xác định tiềm năng, lợi thế của địa phương để đưa ra định hướng quy hoạch và lựa chọn loại hình du lịch đầu tư phát triển trọng điểm là hết sức cần thiết. Đây là tiền đề quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh nhà trong hiện tại và tương lai.

 

Từ định hướng phát triển…
 
Trong quyết định 414 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (được UBND tỉnh ban hành ngày 23-2-2011) đã chỉ ra 3 sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Đó là du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa, thương mại cửa khẩu; du lịch cuối tuần gắn với với du lịch nghỉ dưỡng, caravan, tâm linh và du lịch mạo hiểm. Trong đó, loại hình du lịch sinh thái được tỉnh đề cập đầu tiên.
 
Tỉnh đang khảo sát xây dựng đề án phát triển tuyến du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Bù Gia Mập.
 
Theo khái niệm của ngành du lịch, du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Quy chiếu khái niệm này, Bình Phước có nhiều tiềm năng và rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Vì tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với hàng loạt các danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia; có nhiều di tích lịch sử cách mạng và hệ thống các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số bản địa độc đáo.
 
Từ tiềm năng và lợi thế đó, UBND tỉnh đã quy hoạch các khu vực để phát triển loại hình du lịch sinh thái, đó là: Cụm du lịch Đông Bắc với các khu vực có tiềm năng như vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập), hồ Thác Mơ, núi Bà Rá (thị xã Phước Long); cụm du lịch Đông Nam với những khu vực trên địa bàn huyện Bù Đăng có tiềm năng như vườn quốc gia Tây Cát Tiên, trảng cỏ Bù Lạch, sông Đồng Nai… Đối tượng du khách chính tìm đến các khu du lịch sinh thái là học sinh, sinh viên; cán bộ, công nhân viên; khách du lịch nước ngoài.
 
Để bổ trợ cho du lịch sinh thái phát triển, tỉnh đã định hướng quy hoạch khu vực phát triển du lịch văn hóa gắn liền các địa điểm du lịch sinh thái, với nhiều điểm đến hấp dẫn. Đó là cụm du lịch Tây Bắc với các di tích lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ như căn cứ Tà Thiết, các di tích lịch sử tại Lộc Ninh; cụm du lịch Đông Bắc với khu vực núi Bà Rá (phát triển du lịch sinh thái và tâm linh); các khu vực dân tộc thiểu số phát triển du lịch lễ hội, văn hóa dân tộc như sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng).
 
… Đến thực tế quy hoạch xây dựng
 
Cũng trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh, ngành du lịch định hướng phát triển đến năm 2020 với tổng lượt khách du lịch đến tỉnh đạt hơn 423.000, trong đó khách quốc tế đạt 65.000 lượt và khách nội địa đạt 358.000 lượt; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 đạt 10,39%/năm. Từ năm 2016 đến năm 2020, tỉnh sẽ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và các giải pháp để phát triển du lịch bền vững cụm du lịch Đông Nam, cụm du lịch trung tâm, cụm du lịch Tây Bắc và cụm du lịch Đông Bắc.
 
Đến cuối tháng 2-2015, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch hành động số 38 về thực hiện Nghị quyết số 92 ngày 8-12-2014 của Chính phủ về một số giải pháp
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng Cục du lịch Việt Nam từng đánh giá Đông Nam bộ là khu vực có tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển du lịch, đồng thời là cửa ngõ đón khách của cả nước với lượng khách du lịch quốc tế trên 50%. Trong năm 2013, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã cử các chuyên gia của ngành đến khảo sát thực tế tại Bình Phước. Trong chuyến khảo sát này, Viện nhận định Bình Phước có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển du lịch sinh thái; đồng thời nhận định các điểm du lịch nằm trên tuyến du lịch quốc tế xuyên Đông Dương (quốc lộ 13) là tuyến du lịch quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tiếp theo.
đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới. Trong kế hoạch hành động này, UBND tỉnh xác định trong năm 2015 sẽ phê duyệt đồ án quy hoạch Khu di tích lịch sử và du lịch sinh thái Bộ chỉ huy Miền B2 - Tà Thiết (huyện Lộc Ninh). Dự án sẽ triển khai xây dựng các công trình phục vụ cho việc tham quan du lịch về nguồn, để các thế hệ sau này biết được di tích lịch sử Tà Thiết không chỉ ghi dấu những sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn của dân tộc trong thế kỷ XX mà còn thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc, trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam.
 
Trên cơ sở định hướng quy hoạch rõ ràng, thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh triển khai đầu tư xây dựng những điểm du lịch then chốt của tỉnh. Đầu tiên có thể kể đến là các dự án tại khu du lịch Bà Rá – Thác Mơ (thị xã Phước Long) như dự án cáp treo núi Bà Rá, dự án xây dựng tượng Phật Chuẩn Đề, dự án đầu tư mở rộng các cụm dịch vụ, du lịch ga dưới cáp treo núi Bà Rá… Kế đến là dự án khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo, dự án phim trường kết hợp khu du lịch sinh thái trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng), hay dự án khu du lịch hồ suối Cam (thị xã Đồng Xoài).
 
Dù những định hướng quy hoạch hay những dự án du lịch trên mới đang trong giai đoạn thai nghén, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng với việc xác định đúng loại hình du lịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh thì chắc chắn ngành du lịch tỉnh nhà đang trên đà phát triển đúng hướng, bền vững. Tuy nhiên ngay từ bây giờ, ngành du lịch tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư địa phương và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch về vai trò, lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt là công tác cải thiện môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với tỉnh./.
 
Thanh Phương


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập864
  • Hôm nay60,237
  • Tháng hiện tại4,678,771
  • Tổng lượt truy cập411,420,625
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây