Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Trong năm học vừa qua, toàn ngành đã thực hiện có hiệu quả việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới kiểm tra đánh giá và phương pháp giảng dạy. Các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành được duy trì nề nếp và đạt chất lượng tốt, dần đi vào chiều sâu và trở thành hoạt động thường xuyên tại các cơ sở giáo dục.
Các tập thể, cá nhân nhận giấy khen của Sở GD&ĐT tại hội nghị.
Chất lượng giáo dục của tỉnh tiếp tục giữ vững và nâng cao, công tác giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên được các đơn vị quan tâm, chú trọng; số học sinh bỏ học giảm nhiều so với năm học trước. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã hoàn thành và được Bộ GD&ĐT kiểm tra, công nhận. Việc thực hiện Đề án phổ cập giáo dục cho trẻ em mầm non 5 tuổi tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, kỷ cương hành chính trong các trường học được duy trì ổn định.
Đáng chú ý là trong năm học 2014 - 2015, số trẻ huy động ra lớp là 4.172/34.998 trẻ, đạt tỷ lệ 11,92% (tăng 1,89% so cùng kỳ năm trước); trẻ mẫu giáo ra lớp 39.160/49.900 trẻ, đạt tỷ lệ 78,47% (tăng 0,75% so cùng kỳ năm trước). Việc tổ chức giảng dạy tại các trường tiểu học được thực hiện đúng chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành. Tất cả các trường tiểu học đều tổ chức dạy đủ các môn học bắt buộc cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo đúng kế hoạch thời gian.
Thành tích nổi bật nhất của ngành GD&ĐT tỉnh nhà trong năm học vừa qua là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Năm học 2014 - 2015, tỉnh có 48 học sinh đạt giải tại
Kết quả năm học 2014 - 2015, toàn tỉnh có 141.926 học sinh, sinh viên có thẻ BHYT (không tính học sinh mầm non), chiếm 75,47% số học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh, tăng 9,53% so với năm học trước. Trong đó, có 21.892 học sinh có thẻ BHYT thuộc diện chính sách và 120.200 học sinh tham gia BHYT tại trường học. Số học sinh, sinh viên chưa có thẻ là 46.135, chiếm 24,53% số học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục quốc dân. Trong năm học vừa qua, có 5/10 huyện, thị xã có tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt trên 75%. |
kỳ thi học sinh giỏi THPT quốc gia gồm: 9 giải nhì, 15 giải ba và 24 giải khuyến khích. Trong cuộc thi chọn học sinh giỏi trên máy tính cầm tay Casio cấp tỉnh dành cho học sinh THCS và THPT, có 243 học sinh được công nhận đạt giải. Tại đại hội thể dục thể thao và hội thao quốc phòng - an ninh năm học 2014 - 2015, Sở GD&ĐT đã trao 293 giải nhất, 293 giải nhì, 457 giải ba cho các em học sinh đạt thành tích trong thi đấu.
Kỳ thi THPT quốc gia, Bình Phước đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 93,38% cao hơn tỷ lệ chung của cả nước 1,8%. Trong đó, học sinh khối THPT đỗ tốt nghiệp đạt 95,33%, cao hơn tỷ lệ chung của cả nước 1,91%.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong đã biểu dương những cố gắng của toàn ngành GD&ĐT tỉnh trong năm học vừa qua. Trong điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự góp sức của toàn xã hội, ngành GD&ĐT tỉnh nhà đã nỗ lực quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với chính quyền địa phương và gia đình, khắc phục mọi khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua, hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ đề ra với nhiều kết quả tích cực.
Trong năm học 2015 - 2016, Phó Chủ tịch Nguyễn Huy Phong yêu cầu ngành GD&ĐT tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, toàn ngành tiếp tục triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thực hiện xoá mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập.
Ngoài ra, ngành tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là đối với giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn./.
Nguyễn Văn Việt