Bù Đốp: Khắc phục tình trạng khan hiếm nhân công hái tiêu

Thứ ba - 25/02/2020 11:41
(CTTĐTBP) - Diện tích cây tiêu (hồ tiêu) toàn tỉnh khoảng trên 17.000ha và đứng thứ ba cả nước. Hiện nay, cây tiêu đang vào vụ thu hoạch nên cần một lượng lớn nhân công thu hái, dẫn đến tình trạng khan hiếm người làm. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều nông dân ở huyện biên giới Bù Đốp đã chủ động tìm nhân công từ lực lượng lao động ngoài tỉnh, chủ yếu từ các tỉnh miền Tây Nam bộ. Giải pháp này cho phép chủ vườn duy trì được lao động liên tục, giảm chi phi, rút ngắn thời gian thu hoạch và tăng thời gian chăm sóc, phục hồi cho cây tiêu.
Lợi ích từ lao động ngoài tỉnh

Để thu hoạch hơn 4ha tiêu của gia đình, mỗi ngày ông Nguyễn Bá Điểm (ấp Tân Bình, xã Tân Tiến) cần 7 - 10 lao động, thu hái liên tục trong thời gian một tháng. Thế nhưng năm nào cũng vậy, gia đình ông luôn gặp khó trong việc thuê mướn nhân công, bởi hầu hết nhân công tại chỗ thường làm ở các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
img 5976
Anh Sơn Nàng (áo sọc ca rô) đang hái tiêu tại Bù Đốp

Để giải bài toán về nhân công, sau tết nguyên đán 2020, ông Điểm chủ động xuống các tỉnh ở miền Tây Nam bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng… để tìm kiếm lao động nhàn rỗi. Ông Điểm chia sẻ: “Hiện gia đình mướn được 6 người đến từ tỉnh Trà Vinh được hơn một tuần qua. Mỗi ngày họ được trả 150.000 đồng/người. Cùng với 4 thành viên trong nhà, chỉ hơn một tuần, vườn tiêu của gia đình tôi đã thu hoạch được đáng kể”.

Theo tính toán của ông Điểm, nếu thời tiết thuận lợi cũng như số lượng nhân công duy trì ổn định như hiện nay thì đến hết tháng 2 là toàn bộ diện tích tiêu của gia đình thu hoạch xong. Sau đó, những công nhân này tiếp tục ở lại Bình Phước khoảng một tháng nữa để thu hoạch tiêu cho bà con khác trong xóm. Như vậy, hai bên cùng có lợi.

Những ngày gần đây, khi những người hàng xóm đang lo lắng không có nhân công thu hái tiêu thì vườn tiêu hơn 1,5ha của ông Chu Văn Lẩu (ấp Tân Phước, xã Phước Thiện) đã thu hái gần xong, chuẩn bị chăm sóc sau thu hoạch. Ngay từ khi vườn tiêu vào vụ thu hoạch, ông Lẩu đã thuê được 5 nhân công từ các tỉnh miền Tây Nam bộ lên làm. Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với cây tiêu, ông Lẩu cho rằng việc chăm sóc cây sau thu hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến chất lượng vườn cây cũng như năng suất của vụ sau.

“Cây hồ tiêu sau một năm làm việc nuôi cây, cho nở hoa, kết trái nên mất đi rất nhiều sức lực. Lúc cây tiêu bắt đầu một chu kỳ mới cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, đảm bảo đủ sức khỏe để phòng chống sâu bệnh hại và chất lượng mùa vụ năm sau. Năm nay, tôi đã thuê nhân công ở Trà Vinh lên làm từ giữa rằm tháng giêng. Giờ họ tiếp tục đi làm cho bà con khác trong xóm, còn vườn nhà tôi đã thu hoạch xong, giờ chỉ tập trung lo chăm sóc vườn cây”, ông Lẩu vui mừng cho biết.

Giảm áp lực lao động thời vụ
img 5977
Ông Chu Văn Lẩu chăm sóc vườn tiêu sau thu hoạch
 
Trong tình trạng khan hiếm nhân công như những năm qua, việc tìm kiếm nguồn lao động mùa vụ từ ngoài tỉnh đang là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh lựa chọn. Dù tốn chút ít thời gian và chi phí tìm lao động, nhưng việc chủ động được nhân công số lượng lớn và duy trì liên tục khiến cho nhiều người trồng tiêu hóa giải được nỗi lo thiếu hụt lao động khi mỗi vụ thu hoạch tiêu đến.

Hiện nay, đa số nhân công ngoài tỉnh thu hái tiêu tại Bình Phước đều đến từ các tỉnh miền Tây Nam bộ. Với đặc thù nông nghiệp, đây là khoảng thời gian nhàn rỗi với đa số nông dân ở các tỉnh này, vì mùa vụ thu hoạch lúa chưa bắt đầu. Họ tranh thủ thời điểm ít việc để kiếm thêm thu nhập từ công việc thu hoạch tiêu tại Bình Phước và các tỉnh khác.

Anh Sơn Nàng (quê Trà Vinh, một trong số những công nhân đang hái tiêu tại Bù Đốp) cho biết: “Tôi chủ yếu làm nghề trồng lúa. Bây giờ ở quê đang rảnh việc, do chưa đến vụ thu hoạch, nên tranh thủ cùng mấy người hàng xóm lên đây hái tiêu. Tôi lên được hơn 10 ngày, ngoài bao ăn ở, chủ nhà trả mỗi ngày 150.000 đồng, thấy thu nhập cũng được nên chúng tôi cố gắng làm đến hết mùa”.         

Việc thu hút nhân công lao động ngoài tỉnh về Bình Phước đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề, đặc biệt giảm sự khan hiếm nguồn nhân công thu hoạch tiêu vốn là bài toán nan giải trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, góp phần điều chỉnh cơ cấu nguồn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn các tỉnh thuần nông trong khu vực./.

Tác giả: Xuân Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,601
  • Hôm nay116,609
  • Tháng hiện tại9,940,871
  • Tổng lượt truy cập455,335,993
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây