[Phóng sự ảnh] Khám phá làng nghề kéo vó ven sông Sài Gòn

Thứ sáu - 30/11/2018 23:32
(CTTĐTBP) - Ven sông Sài Gòn đoạn qua ấp 9 (xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước) có hơn 30 hộ dân hành nghề chài lưới, kéo vó. Cuộc sống sông nước tuy vất vả nhưng có mức thu nhập khá và ổn định.
 
keo vo (1)
Khi hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Bình Dương) được xây dựng cũng là lúc nghề chài lưới, kéo vó trên khúc sông nơi đây được hình thành. Có nhiều hộ đến đây hành nghề chài lưới từ năm 1993. 
2
Lợi dụng con nước nổi, người dân từ các tỉnh ngoài Bắc, miền Trung, miền Tây, có cả Việt kiều từ Campuchia về nước... đến đây lập nghiệp, mưu sinh bằng nghề chài lưới, đặt lờ, đặt nơm… đánh bắt cá.
8
Lâu ngày, nguồn thủy sản dần cạn kiệt, người dân chuyển sang kết hợp nghề quay vó.
7
Anh Huỳnh Thanh Lượm (áo trắng) 36 tuổi, quê Bến Tre, theo gia đình lên đây lập nghiệp từ nhỏ. Anh cho biết: Trước đây, việc quay vó hoàn toàn thủ công, dựa vào sức người. Hệ thống quay được làm bằng một khúc gỗ tròn có đường kính khoảng 40cm, dài 1,2m, hai đầu được đặt trên 2 giá đỡ cố định. Mỗi khi cất vó lên phải dùng bàn chân tời dây để kéo, mỗi lần mất khoảng 30 - 45 phút.
keo vo (4)
Sau này, gia đình anh thiết kế quay vó bằng máy, giúp tiết kiệm thời gian, tăng năng suất. Mỗi cái vó đầu tư khoảng 30 triệu đồng, hiện gia đình có 2 cái. Quay vó bằng môtơ điện vừa nhanh vừa không tổn hao sức lực, mỗi lần cất vó chỉ mất 5 phút. Công việc điều khiển cất vó cũng nhẹ nhàng và an toàn hơn trước.
keo vo (2)
Diện tích mỗi vó khoảng 25 - 30m2. Vó được làm bằng lưới dù, thường mua ở Tây Ninh. Đóng một chiếc vó cố định trên lòng hồ cũng giống như cất một căn nhà. Người chủ vó phải chuẩn bị bãi đất dưới lòng hồ, các vật liệu dựng trụ vó... Quan trọng nhất là vị trí đặt vó, nơi có luồng tôm cá đi qua.
3
Vì vậy, người làm nghề quay vó phải có kinh nghiệm sông nước, tính toán được quy luật con nước lên xuống, quy trình dòng chảy và việc xả nước của hồ Dầu Tiếng.
4
Nếu chọn vị trí nước chảy xiết để đặt vó thì tôm cá ít di chuyển qua, nước chảy mạnh làm trụ vó dễ bị gãy đổ. Nếu chọn những vị trí nước nông hoặc sâu quá thì sẽ bị nước dâng ngập chòi không quay được vó, hoặc vó ngập nước nửa chừng không có cá.
 
keo vo (7)
Vào mùa mưa, có ngày cất vó được khoảng 30 - 40kg cá. Mùa nắng ít cá, chỉ đủ ăn, thỉnh thoảng có bán. Cất vó chỉ có cá, không có tép, với đủ loại cá: Linh, trôi, trắm, lăng…
10
Anh Võ Hoàng Bon (một người hành nghề cất vó trên khúc sông này) cho biết: Cá linh ở đây khá nhiều. Vào vụ (mùa nước lũ đổ về), có người cất một đêm được 70 - 80kg. Cách đây 4 năm, có người cất trúng bầy cá lăng được khoảng 600kg.
9
Cá cất lên bờ có thương lái vào tận nơi để mua. Cá linh với giá bán khoảng 20 ngàn, cá lớn khoảng 40 - 50 ngàn, cá lăng trên 100 ngàn đồng/kg./.

Tác giả: Duyên Đỗ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,279
  • Hôm nay237,372
  • Tháng hiện tại1,586,500
  • Tổng lượt truy cập446,981,622
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây