Ngành Hải quan: Thu hơn 77 tỷ đồng từ hoạt động chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Thứ hai - 28/12/2020 09:25
​Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyền tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại Hội nghị
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại Hội nghị
​Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyền tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngày 24/12/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Hải quan.
 
Báo cáo kết quả công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Hải quan và một số tham luận của một số lĩnh vực mũi nhọn của ngành Hải quan đã được trình bày tại Hội nghị. Một trong những kết quả đáng chú ý của ngành Hải quan năm 2020 là kết quả hoạt động chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
 
Theo thông tin từ Hội nghị, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời, qua quá trình đánh giá về công tác quản lý, giám sát, kiểm soát, kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với lĩnh vực xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, hàng hóa có yêu cầu bảo vệ trí tuệ, Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyền tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Để ngăn chặn tình trạng trên, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch về việc Kiểm tra, xác minh, đấu tranh với hoạt động giả mạo nhãn hiệu, gian lận xuất xứ nhằm mục đích buôn lậu, trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng, chuyển tải bất hợp pháp. Bên cạnh đó Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị về tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, giao cho các đơn vị nghiệp vụ (chủ lực là Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Giám sát quản lý về hải quan) phối hợp chặt chẽ với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm đấu tranh và phòng chống gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu và chống chuyển tải bất hợp pháp...
Kết quả đáng khích lệ
Trong năm qua, toàn ngành Hải quan đã tiến hành kiểm tra hơn 100 doanh nghiệp có nghi vấn. Qua kiểm tra phát hiện 43 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu; Phối hợp với Bộ Công an điều tra 01 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ. Đã thực hiện tịch thu 3,590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4,000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12 nghìn bộ linh phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Đã thu hơn 77 tỷ đồng (bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính và trị giá tang vật vi phạm bị tịch thu).
Vụ việc điển hình
Tổng cục Hải quan đã phát hiện một doanh nghiệp có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu (chứng nhận xuất xứ) của cơ quan, tổ chức để các doanh nghiệp sử dụng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Doanh nghiệp này đã làm giả 392 C/O (chứng từ chứng nhận xuất xứ) cho 33 doanh nghiệp ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nướcđể các doanh nghiệp này xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài (với xuất xứ hàng hóa là Việt Nam), tổng trị giá hàng xuất khẩu của 33 doanh nghiệp này ước tính khoảng hơn 600 tỷ đồng. Tổng cục Hải quan đã có văn bản kiến nghị cơ quan điều tra của Bộ Công an phối hợp, tiếp nhận hồ sơ vụ việc để tiến hành khởi tố điều tra làm rõ vụ việc theo quy định.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan tham mưu Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các quy định về xuất xứ, ghi nhãn, cụ thể: Bộ Khoa học và Công nghệ sớm sửa Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa; Bộ Công Thương: khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm về xuất xứ hàng hóa (Nghị định số 31/2018/NĐ-CP,Nghị định số 185/2013/NĐ-CP…) và sớm ban hành Thông tư quy định cụ thể về tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa lưu thông nội địa.
Góp phần thay đổi nhận thức của doanh nghiệp
Kết quả đấu tranh nêu trên đã có tính răn đe, ngăn chặn đối với hành vi gian lận xuất xứ và thể hiện sự nghiêm túc, quyết tâm của Chính phủ, của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan trong công tác chống gian lận xuất xứ từ các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa lợi dụng ưu đãi về thuế giữa Việt Nam và các quốc gia như Hoa Kỳ, EU. Đồng thời, góp phần thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cần phải đầu tư thực sự, bài bản, để đảm bảo hàng hóa sản xuất ra đủ hàm lượng xuất xứ Việt Nam, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam./.

Nguồn tin: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập947
  • Hôm nay160,837
  • Tháng hiện tại10,775,132
  • Tổng lượt truy cập470,667,819
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây