Điểm văn bản đăng trên Cổng Thông tin điện tử hải quan tuần từ 15/3-19/3/2021

Thứ sáu - 26/03/2021 09:21



Chính sách nhập khẩu cá tầm

Tổng cục Hải quan mới có văn bản 808/TCHQ-GSQL và 1287/TCHQ-GSQL chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện chính sách quản lý và thủ tục nhập khẩu cá tầm như sau: 

Cá tầm Đại Tây dương (Acipenser brevirostrum) và Cá tầm Ban tích (Acipenser sturio) thuộc Phụ lục I Công ước CITES nhập khẩu không vì mục đích thương mại và Các loài cá tầm thuộc phụ lục II Công ước CITES khi nhập khẩu phải có Giấy phép CITES.

Các loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm theo Phụ lục VIII Nghị định 26/2019/NĐ-CP bao gồm: Cá tầm Beluga (Huso huso), Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), Cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), Cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis), Cá tầm Xiberi (Acipenser baerii).

Trường hợp nhập khẩu loài cá tầm không có tên trong Danh mục của Phụ lục VIII nêu trên để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

Ngoài ra, Cá tầm còn thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản phải kiểm dịch khi nhập khẩu và thuộc đối tượng phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu làm thực phẩm theo các quy định hiện hành.

Cá tầm bị cấm nhập khẩu trong các trường hợp sau: nhập khẩu không nhằm mục đích phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020; Cá tầm Đại Tây dương (Acipenser brevirostrum) và Cá tầm Ban tích (Acipenser sturio) thuộc Phụ lục I Công ước CITES nhập khẩu vì mục đích thương mại và không phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm theo Chỉ thị số 29/CT-TTg; Cá tầm không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Khi nhập khẩu Cá tầm, ngoài các chứng từ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC và văn bản sửa đổi bổ sung, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan thêm các chứng từ sau: Giấy phép CITES còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan quản lý CITES Việt Nam; Giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm được cấp bởi Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Thuế nhôm phế liệu xuất khẩu để gia công 

Trước kiến nghị của doanh nghiệp về chính sách thuế đối với nhôm phế liệu xuất khẩu, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1188/TCHQ-TXNK hướng dẫn như sau:

Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất lon nhôm, khi xuất khẩu phế liệu thu được trong quá trình sản xuất để thuê gia công ở nước ngoài thì phải nộp thuế xuất khẩu (không phân biệt nguồn gốc phế liệu trong nước hay nhập khẩu).

Nhập khẩu mặt hàng ngô rang nổ 

Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 1183/TCHQ-TXNK hướng dẫn công tác phân loại hàng hóa nhằm quản lý hiệu quả và tránh gian lận thuế khi nhập khẩu mặt hàng ngô. Theo đó, Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được xác định là Ngô dạng hạt, loại dùng để rang nổ (popcorn), được thu hoạch sấy khô, chưa qua quá trình xay xát, sao tẩm thì thuộc mã số 1005.90.10.

Trường hợp mặt hàng là Ngô dạng hạt, không phải loại dùng để rang nổ (popcorn), không thỏa mãn chú giải bổ sung SEN của Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN cho dòng hàng 1005.90.10 (ngô loại dùng để rang nổ (popcorn)), được thu hoạch sấy khô, chưa qua quá trình xay xát, sao tẩm thì thuộc mã số 1005.90.90.

Trường hợp mặt hàng là Ngô dạng hạt, loại dùng để rang nổ, đã tẩm ướp, chưa rang (ví dụ: tẩm dầu nành, muối,…) thì thuộc nhóm 20.08, mã số 2008.19.99.

Tổng cục Hải quan  yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát toàn bộ dữ liệu đối với mặt hàng ngô nhập khẩu khai báo mã số 1005.90.90, căn cứ hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa nhập khẩu để thống nhất phân loại, xác định mức thuế theo đúng quy định.

Ngoài ra, trong tuần Cổng TTĐT Hải quan cũng đã cập nhật một số văn bản như: Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”; Quyết định số 942/QĐ-BCT của Bộ Công Thương “v/v bổ sung miễn trừ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Công ty TNHH liên doanh Vina-Bat”; Công văn số 1286/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan “v/v Thủ tục hải quan đối với tàu bay đã qua sử dụng”; Công văn số 1207/TCHQ-TXNK ủa Tổng cục Hải quan “v/v Thuế XK đối với sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải”;...

Nguồn tin: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,028
  • Hôm nay29,604
  • Tháng hiện tại7,121,887
  • Tổng lượt truy cập490,985,325
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây