HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC TỔNG KẾT CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2022

Thứ tư - 04/01/2023 14:38 1097
        Sáng 04/01/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022, sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 (Chương trình MTQG DTTS). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Y Thông, Y Vinh Tơr đồng chủ trì Hội nghị.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh
 phát biểu khai mạc Hội nghị
 
      Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Uỷ ban và lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT. Tại điểm cầu các địa phương có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Tỉnh, Thành uỷ, lãnh đạo UBND, lãnh đạo Ban Dân tộc, cơ quan công tác dân tộc, lãnh đạo một số sở, ban, ngành 53 tỉnh, thành phố vùng DTTS&MN trên cả nước.
Toàn cảnh Hội nghị (tại điểm cầu Trung ương)
 
       Điểm cầu tỉnh Bình Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh chủ trì. Cùng dự có ông Lý Trọng Nhân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, hội đoàn thể liên quan.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Phước
 
         Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho biết Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023. Báo cáo của Chính phủ nêu rõ năm 2022, tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, khó khăn hơn so với dự báo. Đời sống của người dân, trong đó có người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi bị ảnh hưởng nặng nề.
          Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã cùng các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.Trong những kết quả chung đó, công tác dân tộc, chính sách dân tộc tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sát; các bộ, ngành trung ương và địa phương tích cực phối hợp thực hiện góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.
        Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phương châm "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", kinh tế-xã hội nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng trân trọng. Đã quyết liệt thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19; Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; trật tự, an toàn xã hội, độc lập chủ quyền được giữ vững… Nhờ đó, tình hình kinh tế-xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng.
        Cùng với đó, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Ban Dân tộc, Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố luôn chủ động, tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện chính sách dân tộc, quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào DTTS, kịp thời hỗ trợ đồng bào DTTS bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh…
         Cụ thể, tính đến cuối năm 2022, cả nước có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III. Từ năm 2021, hầu hết các chính sách dân tộc được tích hợp vào Chương trình MTQG.
        Cùng với việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG DTTS, UBDT còn tiếp tục đôn đốc thực hiện các chính sách dân tộc khác còn hiệu lực như: Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025 theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ…
          Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2022 tại các địa phương cũng gặp không ít khó khăn vướng mắc do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chính sách dân tộc, chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS…
          Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp để chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng phát huy hiệu quả nhằm rút ngắn khoảng cách giữa vùng đồng bào DTTS, miền núi với đô thị, đưa đời sống của bà con ngày càng phát triển giàu mạnh.
          Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh khẳng định: Bình Phước thực hiện rất nghiêm túc công tác dân tộc và các chính sách về dân tộc. Năm 2022, tăng trưởng chung của tỉnh đạt 8,42%, thu ngân sách trên 14 ngàn tỷ đồng, đạt 117% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao. Kết quả này có phần đóng góp của công tác dân tộc mà tỉnh đã thực hiện. 

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh
phát biểu tại điểm cầu tỉnh Bình Phước
 
         Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh cho biết, có được kết quả nổi bật về công tác dân tộc, chính sách dân tộc là nhờ Bình Phước có 2 chủ trương rất nhân văn, hiệu quả. Đó là Chương trình giảm 1.000 hộ DTTS nghèo mỗi năm, qua đó trong 4 năm thực hiện đã giúp giảm hơn 4.000 hộ DTTS nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm sâu chỉ còn 6,17%... Bên cạnh đó, Bình Phước còn thực hiện chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS khó khăn mua bảo hiểm y tế với tổng giá trị 62 tỷ đồng, nhờ đó có hơn 76 ngàn người dân có thẻ bảo hiểm y tế…
        Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị: Các tỉnh, thành, ngành phải triển khai thật tốt các chính sách về dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã ban hành; song song đó phải có giải pháp phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng để nhiều lĩnh vực, chính sách được chuyển tải đến bà con đồng bào DTTS mỗi vùng, miền một cách hiệu quả nhất. Từng địa phương phải kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc để đội ngũ này là cầu nối hữu hiệu giữa người dân với từng chính sách mà cấp trên ban hành.

Tác giả bài viết: Phòng Tuyên truyền và Địa bàn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,029
  • Hôm nay213,435
  • Tháng hiện tại10,222,602
  • Tổng lượt truy cập372,228,405
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây