Nhằm Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo nói chung và những chính sách, pháp luật có tính đặc thù, chuyên sâu; kế hoạch, chương trình hành động của các cấp, các ngành triển khai thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, đưa văn hóa, văn nghệ về vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…trong năm qua các cơ quan báo chí của tỉnh đã tăng cả về số và chất lượng chương trình, trong đó những chương trình giữ vai trò chủ lực, gồm: Thời sự, Tiếng S’tiêng, Tiếng Khmer, Đưa pháp luật về thôn bản, Văn hóa các dân tộc, Thông tin đối ngoại…
Nội dung tuyên truyền tập trung:
- Tuyên truyền các chính sách tôn giáo đúng đắn, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo nói chung và những chính sách, pháp luật có tính đặc thù, chuyên sâu; kế hoạch, chương trình hành động của các cấp, các ngành triển khai thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo, những quan điểm mới của Đại hội XIII của Đảng về dân tộc, tôn giáo
- Tuyên truyền việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong vùng DTTS, phát huy vai trò “cầu nối” của người có uy tín trong thực hiện công tác dân tộc, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tuyên truyền các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh 2 vực dân tộc. Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số.
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
- Đầu tư phát triển cho nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.
- Kiểm tra giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án.
- Công tác quản lý, giữ gìn an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Việc giải quyết các vấn đề cấp thiết trong nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2030.
Mỗi năm có 365 chương trình tiếng S’tiêng, 365 chương trình tiếng Khmer, 24 chương trình Thông tin đối ngoại trên sóng phát thanh; 52 chương trình tiếng S’tiêng; 26 chương trình tiếng Khmer; 52 chương trình Văn hóa các dân tộc; 24 chương trình Đưa pháp luật về thôn bản trên sóng truyền hình...
Số lượng tuyên truyền tin, bài/năm: 2.500 tin, 1.660 bài viết/phóng sự. Ngoài tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình Bình Phước, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước còn sản xuất 48 chương trình tiếng dân tộc thiểu số (S’tiêng và Khmer) phát trên sóng kênh VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam. Tổng thời lượng tuyên truyền trên 1.400 giờ, với đa dạng thông tin, qua đó lan tỏa những kết quả tích cực trong công tác dân tộc của tỉnh, đặc biệt là thành tựu về xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc…
Công tác tuyên truyền góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bình Phước, nhất là trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.