Các đặc trưng nhân khẩu học của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước

Thứ tư - 22/12/2021 08:49
Theo kết quả điều tra, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của người dân tộc thiểu số là 23,42 tuổi, tương đương với độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của người dân tộc thiểu số trên toàn quốc là 23 tuổi.
Tình trạng hôn nhân cận huyết của người dân tộc thiểu số là 512 trường hợp, trong đó cao nhất là dân tộc: S'tiêng với 429 trường hợp, Mnông 30 trường hợp, Khmer 24 trường hợp và các dân tộc khác là 09 trường hợp.
Tình trạng tảo hôn là 15.120 trường hợp, trong đó cao nhất là dân tộc: S'tiêng 8.771 trường hợp, Khmer 1.945 trường hợp, Nùng 1.413 trường hợp, Tày 1.174 trường hợp, Dao 331 trường hợp, Hoa 188 trường hợp và các dân tộc khác là 1.441 trường hợp.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên là 81,5%, thấp hơn toàn quốc (83,4%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam DTTS cao hơn nữ DTTS 8,2%. Nhóm tuổi từ 25-59 tuổi có tỷ lệ người DTTS tham gia lực lượng lao động nhiều nhất.
Dân tộc Cơ Ho có tỷ lệ người DTTS tham gia lực lượng lao động nhiều nhất với 100%, thấp nhất là Dân tộc Mạ (68,4%).
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có thẻ BHYT theo dân tộc, là 77,35%, không có thẻ BHYT là 22,65% (trung bình toàn quốc: có thẻ bảo hiểm 93,5%, không có thẻ bảo hiểm 6,5%). Người dân tộc Mông có tỷ lệ có thẻ BHYT cao nhất 97,71%; người dân tộc Hrê có tỷ lệ thấp nhất 11,11%. Huyện Bù Gia Mập có tỷ lệ người dân tộc thiểu số có thẻ BHYT cao nhất 89,27%; huyện thấp nhất là huyện Chơn Thành 69,02%.
Tỷ lệ phụ nữ DTTS 15 - 49 tuổi đến các cơ sở y tế khám thai và sinh con tại cơ sở y tế chiếm 95,2 %; tại nhà, có cán bộ chuyên môn giúp đỡ chiếm 1,5%; Tại nhà, không có cán bộ chuyên môn giúp đỡ chiếm 3,2%. Số người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi được đăng ký giấy khai sinh là 17.715 người đạt 93,27%
Tình trạng đi học của người dân tộc thiểu số phân theo dân tộc: tổng số 176.641 người, trong đó số người đang đi học 39.420 người, chiếm 22,3%; đã thôi học 111.356 người, chiếm 63%; chưa bao giờ đi học 25.865 người, chiếm 14,6%.
Số người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng phổ thông phân theo dân tộc, giới tính: Tổng số 140.121 người, trong đó 105.042 người biết đọc, biết viết tiếng phổ thông (nam 56.185 người, nữ 48.857 người), chiếm 81,9%; không biết đọc biết viết tiếng phổ thông 35.080 người (nam 12.381 người, nữ 22.698 người), chiếm 18,1%, (số điều tra trung bình 53 DTTS toàn quốc: biết đọc, biết viết tiếng phổ thông 87,1%, không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông 12,9%).
Người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng dân tộc: Tổng số 89.443 người (có 5.685 người biết đọc, biết viết tiếng dân tộc, chiếm 6,6%; không biết 79.872 người, chiếm 93,4%, dân tộc không có tiếng nói riêng 3.886 người). Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng dân tộc toàn quốc là 13,5%.
Số người dân tộc thiểu số phân theo dân tộc theo trình độ đào tạo cao nhất: dưới tiểu học là 49.444 người, tiểu học là 46.625 người, THCS là 27.908 người, THPT là 8.563 người, sơ cấp là 972 người, trung cấp là 1.113 người, đại học là 1.605 người, thạc sỹ là 20 người, tiến sỹ 01 người.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,830
  • Hôm nay50,132
  • Tháng hiện tại13,816,914
  • Tổng lượt truy cập473,709,601
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây