Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông

Thứ bảy - 15/10/2022 20:56 2977
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT kết hợp với tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm là hai giải pháp được chính quyền các cấp, lực lượng chức năng chú trọng triển khai thực hiện; trong đó tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật ATGT được coi là giải pháp chủ yếu, quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người dân.
Thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông đã được chú trọng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và khó khăn nhất định.

Yêu cầu từ thực tiễn đặt ra đối với công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT ngày càng cao, đòi hỏi công tác này không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức. Trong đó cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, người đứng đầu chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể và các ngành chức năng phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ATGT trong đảm bảo trật tự ATGT. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, đơn vị, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ưu tiên dành nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác này.

Hai là, xây dựng nội dung tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nội dung tuyên truyền phải đi vào các chủ đề chuyên sâu; chú trọng đến việc hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Ưu tiên sử dụng các hình ảnh trực quan sinh động dễ đọc, dễ hiểu, dễ nghe, dễ nhìn.

Ba là, phát huy hình thức tuyên truyền qua hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, truyền thanh, truyền hình và các trang mạng xã hội… để tạo sức lan toả rộng rãi trong nhân dân. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện các hình thức truyền thống như: tổ chức các hội thi bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức các lớp tập huấn, các buổi tọa đàm... để tuyên truyền.

Bốn là, đẩy mạnh giáo dục ATGT trong hệ thống trường học từ bậc mầm non đến đại học, nhằm truyền đạt những kiến thức cơ bản về ATGT và hình thành thái độ tôn trọng Luật, thực hiện hành vi giao thông thích hợp trên cơ sở phát triển tâm lý và thể chất. Thông qua đó, dạy những kỹ năng cơ bản và kiến thức cần thiết cho việc sử dụng phương tiện, đường sá khi tham gia giao thông an toàn nhất, đặc biệt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.

Năm là, phải thực hiện nghiêm túc các quy định, pháp luật của nhà nước về giao thông. Tăng cường công tác tuần tra xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao thông đảm bảo nghiêm minh, rõ ràng. Nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương của các lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, trật tự đô thị, từ đó hình thành nét đẹp về văn hóa giao thông.

Sáu là, có sự quy hoạch giao thông đồng bộ, tổ chức giao thông hợp lý, hoàn thiện hệ thống biển báo, đèn tín hiệu… đúng chất lượng kỹ thuật, áp dụng công nghệ quản lý, giám sát người tham gia giao thông và người thực thi công vụ.

Bảy là, cần phát huy vai trò của hệ thống tuyên truyền viên ở cơ sở; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên có kỹ năng, kiến thức vững vàng về ATGT, để truyền đạt, hướng dẫn cho người dân tại cơ sở, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi tham gia giao thông đúng pháp luật.

 

Tác giả bài viết: Hồng Lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,104
  • Hôm nay164,337
  • Tháng hiện tại4,782,871
  • Tổng lượt truy cập411,524,725
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây