Tại Điều 73 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 có quy định: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.
Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người từ các nguồn như: Sau khi sử dụng để đựng các đồ vật, thực phẩm, sản phẩm, thải ra từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn…; Thực phẩm dư thừa nilon, nhựa, chai nước nhựa; Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch…
Một số giải pháp nhằm hạn chế chất thải nhựa như:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường, cách thức nhận biết, xử lý chất thải nhựa sau khi sử dụng; tác hại của rác thải nhựa…
- Hạn chế việc sử dụng các đồ nhựa; thực hiện thu gom, phân loại rác thải nhựa, không xả chúng bừa bãi ra bên ngoài môi trường.
- Tái sử dụng các loại chai nước nhựa, hạn chế sử dụng túi nilong nếu không cần thiết, sử dụng các vật dụng thủy tinh, vải, inox thay các vật dụng bằng nhựa, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần.
- Phân loại rác tại nguồn, phân loại rác thải trước khi đem vứt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tổng lượng rác thải từ cộng đồng thải ra ngoài môi trường. Đồng thời còn tiết kiệm được chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý.