Nông, Lâm nghiệp Bình Phước - hướng đi mới để vươn xa

Thứ tư - 25/08/2021 10:15
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với diện tích 6.873,6 km2. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên Bình Phước có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng.
Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêu... đã tạo nên tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của Bình Phước. Hướng tập trung vào phát triển cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Trong đó, Chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, tác động mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chuỗi giá trị, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch được chú trọng đầu tư và bước đầu có kết quả khả quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tỉnh đã phê duyệt 07 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, triển khai quy hoạch vùng an toàn sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân; sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, chung tay xây dựng nông thôn mới và đạt được kết quả thiết thực, có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc. Kết cấu hạ tầng nông thôn như: Điện, đường, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt văn hóa, chợ nông thôn được đầu tư xây dựng đảm bảo tiêu chí. Đến nay, có 60/90 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 67%; có 5/11 đơn vị cấp huyện (huyện Đồng Phú, Chơn Thành, thị xã Bình Long, Phước Long và thành phố Đồng Xoài) đạt chuẩn nông thôn mới.
Chăn nuôi chuyển biến rõ nét cả về quy mô và tổ chức sản xuất, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn, theo chuỗi giá trị; các cơ sở chăn nuôi lớn theo hình thức công nghiệp, hiện đại được hình thành và chiếm tỷ trọng cao; liên kết, khép kín từ chế biến thức ăn, sản xuất con giống đến chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ. Một số công ty, tập đoàn lớn như: Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty TNHH DE HEUS… đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh, tạo ra khối lượng sản phẩm cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Nhật Bản... góp phần đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 20% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Lĩnh vực chế biến lâm sản như sản xuất giấy, ván MDF, đồ gỗ xuất khẩu…đã từng bước khẳng định vị trí và góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đến các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia…nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Bình Phước phát triển khá ổn định, các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát, mặc dù tình hình thời tiết, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến hết sức phức tạp tạo ra nhiều khó khăn thách thức đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên do diện tích các loại cây lâu năm cho sản phẩm chủ lực của tỉnh ổn định và tăng lên làm cho giá trị sản lượng tiếp tục tăng. Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển ổn định với quy mô tập trung gắn với xây dựng vùng an toàn dịch, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn về Bình Phước đầu tư góp phần làm gia tăng giá trị sản lượng của tỉnh.
 

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,099
  • Hôm nay880,077
  • Tháng hiện tại13,707,557
  • Tổng lượt truy cập473,600,244
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây