Kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội năm 2024

Thứ hai - 05/08/2024 21:36
Nhằm đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo tính về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, công tác Chuyển hóa địa bàn ở các đơn vị, địa phương; đánh giá thực trạng tình hình kết quả công tác phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, công tác chuyển hóa địa bàn; sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền các cấp và sự phối hợp của các sở ban ngành đoàn thể trong công tác này; những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; phương hướng giải pháp khắc phục trong thời gian tới, ngày 31/5/2024 Ban Chỉ đạo phong trào phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đã ban hành Kế hoạch số 189/KH-BCĐ về kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội năm 2024.
Theo đó, các nội dung kiểm tra gồm:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại địa phương, trọng tâm là Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban tỉnh về thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và các kế hoạch công tác phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người năm 2024.
- Tình hình, kết quả triển khai thực hiện các mặt công tác phòng ngừa; đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống mua bán người, ma túy, mại dâm HIV/AIDS, chuyển hóa địa bàn, trọng tâm là việc triển khai các chuyên đề: Công tác quản lý đối tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm tội ở địa bàn cơ sở; Công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Phòng, chống tội phạm có tổ chức, các loại “tội phạm đường phố”, băng nhóm thanh thiếu niên tụ tập gây mất an ninh trật tự, tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em, tội phạm có yếu tố nước ngoài; Công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm trên không gian mạng, nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc và tổ chức đánh bạc; tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm cưỡng đoạt tài sản núp bóng liên quan đến các doanh nghiệp; Công tác phòng ngừa người sử dụng trái phép chất ma túy tổng hợp, nhất là các đối tượng có biểu hiện loạn thần “ngáo đá” và người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi phạm tội; Công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người; Việc phát hiện, hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là hoạt động mô hình tổ hòa giải tại cơ sở, cách làm hay, sáng tạo trong công tác này; Công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.
- Việc khai thác hiệu quả các phần mềm, ứng dụng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, phục vụ công tác phòng, chống tội phạm. Việc chuyển đổi trạng thái công tác phòng chống tội phạm từ thủ công sang công nghệ, từ truyền thống sang hiện đại.
- Tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại địa phương (Việc củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo; chế độ hội họp, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền; công tác phối hợp, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo, việc hỗ trợ nguồn lực, kinh phí của địa phương…).
- Những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và nguyên nhân, đặc biệt là những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách.
- Vai trò, trách nhiệm của Công an cấp huyện, cấp xã trong tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Về đối tượng kiểm tra: 4 địa phương (Bù Đăng, Phước Long, Đồng Xoài, Đồng Phú).
Về thời gian kiểm tra: cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 2024.
Xem chi tiết Kế hoạch tại đây.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,819
  • Hôm nay243,770
  • Tháng hiện tại6,956,634
  • Tổng lượt truy cập490,820,072
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây