Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ bí mật nhà nước

Thứ hai - 11/05/2020 16:31
Ngày 28 tháng 02 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này quy định chi tiết về: xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; Giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ; Địa điểm tổ chức, phương án bảo vệ và sử dụng phương tiện, thiết bị tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước; Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, một số nội dung về bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như sau:
1. Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước:
Nghị định quy định người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành; được hay không được phép sao, chụp tài liệu tại Tờ trình, Phiếu trình hoặc văn bản xác định độ mật và phải có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Đối với văn bản điện tử phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý.
2. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Theo Nghị định số 26/2020/NĐ-CP có ba hình thức sao: sao y bản chỉnh, sao lục và trích sao. Việc sao chụp phải được tiến hành ở nơi đảm bảo an toàn do người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định và phải được ghi vào “sổ quản lý, sao chụp bí mật nhà nước”. Chỉ được sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay những bản dư thừa, hỏng.
Phương tiện, thiết bị sao chụp không được kết nối mạng, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
3. Giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Trước khi giao và sau khi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “ Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi” và “ Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến” theo quy định.
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng, dùng loại giấy dai, bền khó thấm nước, không nhìn thấu qua được để làm bì, hồ dán phải dính, khó bóc.
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì, bì trong ghi thông tin và đóng dấu theo quy định, bì ngoài đóng dấu ký hiệu chử “A”.
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chử “B” và chử “C” tương ứng với độ mật của tài liệu.
Việc giao nhận phải được quản lý bằng “sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
4. Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.
Cũng theo quy định tại Nghị định số 26/2020/NĐ-CP thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, cụ thể:
 “Văn phòng Trung ương và Ban Đảng; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp”.
Các đơn vị thuộc, trực thuộc các cơ quan, tổ chức nêu trên; “Tỉnh ủy, Thành ủy, Thị ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.”
Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Nghị đinh số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này (Nghị định số 26/2020/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành./.
 

Tác giả: Trần Thị Đại - Văn thư lưu trữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập708
  • Hôm nay266,471
  • Tháng hiện tại6,979,335
  • Tổng lượt truy cập490,842,773
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây