Bình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Thứ ba - 28/09/2021 10:42
Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định:“Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị, địa phương có cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch công tác giai đoạn 2021 - 2025, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về tín ngưỡng tôn giáo trong thời gian tới. Ngày 24/9/2021, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 947/QĐ-BNV Ban hành Chương trình hành động của Ngành Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Sau đây là một số nội dung cơ bản: 1. Về quan điểm, mục tiêu Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới; khai thác, phát huy tối đa trí tuệ, năng lực của tập thể và từng cá nhân, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đổi mới, sáng tạo, ý chí và khát vọng phát triển đất nước, phát triển Ngành Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo lên một tầm cao mới. Cụ thể hoá các quan điểm, đường lối, định hướng theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Nội vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; tập trung tham mưu và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Từ quan điểm, mục tiêu tổng quát như trên, Bộ Nội vụ đề ra 11 mục tiêu cụ thể như sau: - Tiếp tục bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước; đảm bảo ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo góp phần ổn định chính trị - xã hội. - Nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, truyền thống yêu nước trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy vai trò của đồng bào tôn giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển bền vững đất nước, bảo vệ Tổ quốc. - Chủ động nghiên cứu và tham mưu với Bộ Nội vụ trình Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo và đảm bảo sự đồng bộ giữa các luật có liên quan, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. - Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện lệch chuẩn, các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống Đảng, Nhà nước. - Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; tăng cường nghiên cứu khoa học, trọng tâm là các vấn đề nóng, cấp thiết đang đặt ra hiện nay; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, những thành tựu trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. - Chú trọng và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, người có uy tín trong các tôn giáo; phát huy nguồn lực tôn giáo trong quá trình phát triển đất nước. Chủ động đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. - Tham mưu đề xuất với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật; bảo đảm kinh phí hoạt động và có chế độ, chính sách khuyến khích thu hút cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. - Ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực thi nhiệm vụ; kết nối thông tin mạng với Chính phủ, Bộ Nội vụ và hệ thống hành chính các cấp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới phương thức, lề lối làm việc; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị. - Coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Xây dựng các tổ chức đảng, đoàn thể chính trị của Ban Tôn giáo Chính phủ và Ngành Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đoàn kết, thống nhất, trong sạch, vững mạnh. - Thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trên lĩnh vực quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. - Các cơ quan, bộ phận tham mưu công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các tỉnh, thành phố bám sát chỉ đạo của cấp trên, chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cấp ủy, chính quyền và các sở, ban, ngành liên quan kịp thời xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản về công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương… Bộ Nội vụ yêu cầu việc xây dựng Chương trình hành động của Ngành Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo phải bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động của Bộ Nội vụ triển khai thực hiện Nghị quyết XIII để cụ thể hóa quan điểm, đường lối, định hướng và nội dung liên quan nhằm tập trung thực hiện đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2021- 2025. 2. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ đề ra 02 nhiệm vụ: Đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan, bộ phận tham mưu công tác QLNN về tôn giáo các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt, học tập Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ chính trị của Ngành Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáogồm 08 giải pháp sau đây: 2.1. Tham mưu xây dựng, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo: tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các luật chuyên ngành liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; tiếp tục tham mưu hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; 2.2. Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo:tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật; kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; 2.3. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo:tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; các luật chuyên ngành liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; 2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương; công tác tiếp công dân: nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo kết hợp công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật tại các tỉnh, thành phố. Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt đối với các vụ việc phức tạp, kịp thời tham mưu, xử lý những vi phạm của tổ chức, cá nhân tôn giáo; 2.5. Điều tra cơ bản, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo: tăng cường cường công tác nghiên cứu khoa học về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh mới, tập trung vào định hướng của Nghị quyết Đại hội XIII về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; 2.6. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo:đánh giá về thực trạng tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp; tham mưu mô hình tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo ổn định, đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo và hoạt động; tạo nguồn cán bộ gắn với việc nâng cao năng lực, chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ; 2.7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo:giúp đỡ, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật;... 2.8. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương và địa phương với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp trong thực hiện công tác tín ngưỡng, tôn giáo:tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương để hướng dẫn, giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đúng quy định của pháp luật bảo đảm việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được kịp thời và hiệu quả. 3. Tổ chức thực hiện Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, Bộ Nội vụ đề nghị cơ quan, bộ phận tham mưu công tác QLNN về tôn giáo các tỉnh, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện, xác định rõ mục tiêu, giải pháp thiết thực, hiệu quả, điều kiện bảo đảm, lộ trình tổ chức thực hiện hằng năm và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025; định kỳ 6 tháng, hằng năm đánh giá kết quả thực hiện để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tiến hành sơ kết Chương trình hành động vào năm 2023 và tổng kết vào năm 2025./.