sct

Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trong Cộng đồng ASEAN

Thứ tư - 06/11/2019 08:56
(TTĐN) - Việt Nam đã chính thức tiếp quản vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong buổi lễ chuyển giao được tổ chức tối 4/11 sau lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Thái Lan. Đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò và vị thế của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm của một thành viên tích cực trong Cộng đồng ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha.

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN. Năm 2010, khi giữ cương vị này lần thứ nhất, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn với những hành động và chương trình thiết thực, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ASEAN và hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung của khu vực. Đây sẽ là cơ sở vững chắc để Việt Nam tự tin đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế biến động không ngừng, chủ nghĩa dân tộc và xu thế bảo hộ gia tăng, thách thức của ASEAN là làm sao giữ vững và củng cố vị thế đầu tàu, khởi xướng và dẫn dắt nhiều cơ chế hợp tác trong khu vực.

Việt Nam đã chọn chủ đề "ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng" cho Năm Chủ tịch 2020, với trọng tâm phát huy sức mạnh nội lực của hiệp hội thông qua sự đoàn kết, liên kết với nhau, trong đó có gắn kết về kinh tế, về xây dựng cộng đồng cũng như sự gắn kết của mỗi quốc gia với cộng đồng trong sự phát triển lấy con người làm trung tâm.

Trong khi đó, yếu tố "chủ động thích ứng" có nghĩa là linh hoạt điều chỉnh trước các diễn biến trong tình hình quốc tế và khu vực, thách thức đan xen những cơ hội, ví dụ như sự phát triển rất nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước lớn và các thách thức về an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh...

Thông qua vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ thể hiện được khả năng dẫn dắt và điều phối để tất cả các nước thành viên có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, hướng tới xây dựng cộng đồng bền vững.

                                       
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 35 và tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020 (Ảnh: TTXVN)

Với mục tiêu đó, Việt Nam đã xây dựng và đưa ra 5 định hướng ưu tiên cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Một là tăng cường thực hiện vai trò và đóng góp của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Hai là thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Ba là, thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN nhằm tạo dựng các giá trị chung của ASEAN. Bốn là đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới. Năm là nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả của ASEAN thể hiện qua cải cách thể chế, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN…

Năm Chủ tịch ASEAN 2020 được xem là sự kiện đa phương lớn nhất của Việt Nam, trong bối cảnh ASEAN đi được nửa chặng đường triển khai các kế hoạch hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025. Năm 2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tiến độ và những thành tựu giữa kỳ, qua đó quyết định những bước đi tiếp theo để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2025.

Năm Chủ tịch ASEAN 2020 càng thêm có ý nghĩa khi sự kiện này đánh dấu cột mốc 25 năm Việt Nam bước vào "mái nhà chung" ASEAN. Kể từ khi chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 đến nay, Việt Nam luôn coi hiệp hội là một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu và luôn nỗ lực đóng góp vào các công việc chung, với tư cách một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm.

Việt Nam luôn đề cao đoàn kết, thống nhất trong ASEAN, xây dựng và phát huy giá trị các công cụ và cơ chế bảo đảm an ninh khu vực, thúc đẩy xây dựng lòng tin và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong khu vực, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN thông qua các cơ chế, diễn đàn do ASEAN chủ trì, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung của ASEAN ứng phó với các vấn đề tác động đến hòa bình, an ninh khu vực. Những đóng góp quan trọng và hiệu quả của Việt Nam trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN đã giúp ASEAN nâng cao vị thế trong khu vực và toàn cầu.

Cũng trong năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhận vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là những hoạt động ngoại giao quan trọng để Việt Nam thể hiện vị thế, uy tín, cũng như năng lực trên trường quốc tế.

Việt Nam sẽ đóng góp không chỉ tiếng nói của mình, mà còn đại diện cho cả Cộng đồng ASEAN ở một diễn đàn quan trọng và tầm cỡ như Liên hợp quốc. Rất nhiều quốc gia trên thế giới bày tỏ tin tưởng và trông đợi Việt Nam sẽ phát huy năng lực và thể hiện trách nhiệm của mình trong hai cương vị này.

                                           
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dự chiêu đãi chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan (Ảnh: TTXVN)

Với thế và lực mới của đất nước sau 10 năm kể từ lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã và đang sẵn sàng để tiếp tục khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình trong Cộng đồng ASEAN, duy trì đà tiến triển của ASEAN trong đời sống chính trị toàn cầu, đáp ứng sự trông đợi và tin tưởng của các nước thành viên và đối tác, mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho hơn 630 triệu người dân khu vực./.

Nguồn tin: Tuấn Hồng theo TTXVN:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,475
  • Hôm nay252,329
  • Tháng hiện tại5,968,192
  • Tổng lượt truy cập489,831,630
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây