sct

Khẳng định vai trò của Việt Nam trong APEC

Thứ hai - 25/10/2021 10:58
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào ngày hôm nay (16-7) theo hình thức trực tuyến.
Khẳng định vai trò của Việt Nam trong APEC
Đây là một trong số ít các hoạt động quan trọng trong Năm APEC 2021 có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên. Với chủ đề “Ứng phó đại dịch Covid-19, đâu là cơ hội của châu Á-Thái Bình Dương hợp tác vượt qua khủng hoảng y tế, đẩy nhanh phục hồi kinh tế, đặt nền tảng cho tương lai tốt đẹp hơn”, cuộc họp sẽ tập trung thảo luận các giải pháp tăng cường hợp tác khu vực nhằm vượt qua khủng hoảng y tế và đẩy nhanh phục hồi kinh tế tại khu vực.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19. Trước bối cảnh và tình hình mới, New Zealand-chủ nhà Năm APEC 2021-đã đề xuất chủ đề của Năm APEC 2021 là “Cùng phối hợp, cùng hành động, cùng tăng trưởng”. Với chủ đề này, hợp tác APEC 2021 tập trung vào 3 ưu tiên: Chính sách kinh tế, thương mại, các biện pháp kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu, thương mại, đầu tư tự do và mở, tạo thuận lợi cho thương mại và kết nối; đẩy mạnh phục hồi bền vững và bao trùm, hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương; thúc đẩy sáng tạo và số hóa, công nghệ xanh.
 
aa
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. 
Có thể thấy, qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC vẫn tiếp tục khẳng định được vai trò đi đầu trong thúc đẩy liên kết kinh tế, là “cầu nối” đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hợp tác APEC đang đứng trước nhiều thách thức. Cạnh tranh nước lớn gia tăng. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của nhiều khuôn khổ hợp tác mới trong khu vực, gây khó khăn trong việc đạt đồng thuận và thúc đẩy các cam kết mang tính đột phá, đồng thời đặt APEC trước yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm giữ đà hợp tác.

Năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với APEC, đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn hợp tác mới khi là năm đầu tiên triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và thế hệ tương lai. Đây cũng là năm thứ 23 Việt Nam gắn bó với tư cách thành viên APEC. Kể từ khi tham gia APEC, Việt Nam đã thể hiện vai trò là một thành viên tích cực và trách nhiệm với những đóng góp đầy ý nghĩa. Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC vào các năm 2006 và 2017.

Không chỉ vậy, Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số...

Trong công tác điều hành hoạt động của APEC, Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể thông qua việc đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005-2006), Chủ tịch/Phó chủ tịch nhiều ủy ban và nhiều nhóm công tác chủ chốt.

Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC cũng ngày càng được đề cao. Đặc biệt, trong Năm APEC 2017, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, khẳng định sự trưởng thành, năng lực hội nhập, vai trò và trách nhiệm đối với hợp tác APEC cũng như liên kết kinh tế khu vực.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc tới mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội tại châu Á-Thái Bình Dương nói chung và hợp tác APEC nói riêng, Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các thành viên APEC duy trì đà hợp tác của diễn đàn thông qua việc đề xuất, xây dựng và thúc đẩy các biện pháp, cam kết hợp tác của APEC trong ứng phó đại dịch và phục hồi kinh tế bền vững, bao trùm. Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực tham gia thúc đẩy xây dựng các chiến lược hợp tác dài hạn của APEC như Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Đây là một trong những sáng kiến quan trọng của Việt Nam được thông qua năm 2017.

Với những đóng góp đầy ý nghĩa đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sở vững chắc để tin tưởng rằng, việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo APEC là cơ hội để Việt Nam hiện thực hóa cam kết đồng hành cùng APEC trên chặng đường phát triển sắp tới, qua đó khẳng định vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong APEC, cũng như thúc đẩy, làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng trong diễn đàn.

Nguồn tin: www.qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay563,188
  • Tháng hiện tại23,225,324
  • Tổng lượt truy cập483,118,011
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây