sct

Sinh viên ngành Việt Nam học tại Nga tìm hiểu về tà áo dài Việt Nam

Thứ hai - 19/11/2018 08:03
(TTĐN) - Ngày 16/11, những sinh viên theo học ngành Việt Nam học tại Moskva, Liên bang Nga, đã được tham dự một giờ học đặc biệt về văn hóa và lịch sử Việt Nam qua con đường phát triển và biến đổi của tà áo dài - quốc phục của đất nước mà họ đã chọn gắn bó.
Áo dài Việt Nam nhiều thời kỳ do nữ sinh viên Nga trình diễn
Áo dài Việt Nam nhiều thời kỳ do nữ sinh viên Nga trình diễn

Từ một cơ duyên tình cờ, cô giáo của trường Ngôn ngữ quốc gia Moskva (MGLU) Elena Zubsova đã mời được nhà thiết kế Nguyễn Thị Minh Hạnh tham gia buổi giới thiệu cho các sinh viên Nga, các thầy cô giáo dạy tiếng Việt và những người quan tâm chiếc áo, vốn được xem là tinh hoa văn hóa của Việt Nam.

Bộ sưu tập đặc biệt lần này của nhà thiết kế tái hiện lại toàn bộ quá trình khởi đầu từ đầu thế kỷ 19 cho đến ngày nay.

Qua cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga, từ lâu chiếc áo dài đã hiện diện trên Xứ sở Bạch Dương.

Qua hình ảnh trực quan, những nhà Việt Nam học tương lai lần đầu được biết rằng chiếc áo dài thời xưa mang trong mình triết lý sống của người Việt: khí phách người quân tử, ảnh hưởng của thuyết Ngũ luân, sự hài hòa âm dương trong màu sắc áo để mong muốn một cuộc sống cân bằng, đề cao Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

             
               Những nhà Việt Nam học tương lai lần đầu được nghe giới thiệu về lịch sử của chiếc áo dài (Ảnh: TTXVN) 

Sau đó khi chiếc áo dài trở nên bình dân hơn, nó đã hiện diện trong mọi bức tranh về đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam.

Theo bước chiếc áo dài là câu chuyện về nếp sống nơi phố thị hay nông thôn, thói quen trang phục, các tập tục truyền thống, trình độ dân trí thậm chí cả tình hình kinh tế thời đó.

Từng câu chuyện của nhà thiết kế được minh họa bằng lượt “diễn” của các “người mẫu” Nga.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, giảng viên tiếng Việt Elena Zubsova cho biết chị tổ chức giờ học này vì muốn khơi gợi sự chú ý đến lịch sử cũng như những tinh tế trong chiếc áo dài mà còn rất ít người tại Nga biết đến, áo dài là thành tố quan trọng của văn hóa vì vậy điều đó đặc biệt hữu ích đối với các sinh viên học tiếng Việt của chị.

Bản thân chị rất tự hào khi chiếc áo dài Việt Nam hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng phương Đông Moskva. Năm 2019 tới đây sẽ là năm chéo Nga-Việt (năm Việt Nam tại Nga và năm Nga tại Việt Nam), chị hy vọng sẽ có nhiều hoạt động với chiếc áo dài được tổ chức tiếp tại Nga./.

Nguồn tin: Tuấn Hồng theo TTXVN:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,080
  • Hôm nay251,690
  • Tháng hiện tại11,142,531
  • Tổng lượt truy cập471,035,218
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây