sct

Năm 2022, Bình Phước phấn đấu 95% hồ sơ được xử lý trên môi trường mạng

Thứ ba - 28/12/2021 14:19
BPO - Ngày 27-12-2021, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 3223/QĐ-UBND về kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch nhấn mạnh đến mục đích: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, đảm bảo hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết dịch vụ công trực tuyến, 95% hồ sơ công việc tại cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Đổi mới tư duy để hoàn thiện thể chế và thi hành pháp luật

Trong nhiệm vụ cải cách thể chế, kế hoạch nêu rõ: Phải đổi mới tư duy trong công tác xây dựng hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong quy trình xây dựng pháp luật; đánh giá toàn diện kết quả thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; chú trọng lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế.

Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, đồng bộ và khả thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 7-3-2019 của UBND tỉnh về chấn chỉnh công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật, đồng thời gắn kết công tác kiểm tra, rà soát với công tác theo dõi thi hành pháp luật để kịp thời kiến nghị những văn bản không phù hợp với quy định của văn bản pháp luật cấp trên, tình hình thực tế của địa phương để tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành văn bản mới…

Hình thành công dân số, doanh nghiệp số

Trong cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo 100% thủ tục hành chính tại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã được hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thanh toán trực tuyến; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 16-8-2021 của UBND tỉnh; đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy, tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 999-QĐ/TU ngày 10-4-2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kết luận số 135-KL/TU ngày 7-10-2021 tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 999-QĐ/TU ngày 10-4-2018 của Tỉnh ủy.

Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

Đảm bảo mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Kế hoạch đưa ra mục tiêu phấn đấu 50% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thông tin của các cấp chính quyền. Hệ thống báo cáo của tỉnh được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. 95% hồ sơ công việc tại cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 

Phát triển hệ thống dữ liệu phục vụ triển khai chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Trong đó, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm dữ liệu để đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối, khai thác, truy cập sử dụng các hệ thống thông tin, lưu trữ cơ sở dữ liệu của tỉnh; nâng cấp, phát triển Hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) của tỉnh và kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông) đảm bảo giám sát toàn bộ các thiết bị người dùng truy cập vào hệ thống dùng chung của tỉnh; nâng cấp, bổ sung các điểm cầu hội nghị trực tuyến. Tích hợp, kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động chính quyền, hướng tới chuyển đổi số lĩnh vực: y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Về phát triển nền tảng và hệ thống số: Duy trì nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của sở, ngành, địa phương và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài…

Phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp: Phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính các cấp trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết dịch vụ công trực tuyến. Phát triển, tích hợp các ứng dụng thanh toán điện tử, đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phổ cập, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân.

Xây dựng và phát triển đô thị thông minh: Duy trì, triển khai các dịch vụ đang vận hành tại Trung tâm Điều hành thông minh cấp tỉnh và Trung tâm Điều hành thông minh cấp huyện (thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long, thị xã Bình Long)…

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành dành nhiều thời gian hơn nữa để tập trung chỉ đạo, triển khai, kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện cải cách hành chính, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguồn tin: baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,337
  • Hôm nay333,530
  • Tháng hiện tại6,049,393
  • Tổng lượt truy cập489,912,831
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây