Nhiều biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19

Thứ tư - 06/04/2022 09:34
Tự động phát:

(CTTĐTBP) - Ngày 5/4/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 838/QĐ-BYT hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.
 

Chú thích ảnh
Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh tư liệu: TTXVN phát

Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động, cán bộ quản lý cơ sở y tế, nhân viên y tế, người làm an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập nhằm giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Hướng dẫn cung cấp các thông tin cần thiết về các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, các hoạt động chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Đối tượng áp dụng bao gồm: Người sử dụng lao động, cán bộ quản lý cơ sở y tế, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Toàn bộ người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, làm các nghề, công việc có nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 và được phân loại theo quy trình, hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng;

Nhóm 2- Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng;

Nhóm 3- Làm xét nghiệm;

Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19 và vận chuyển, xử lý, khâm liệm tử thi, giám định pháp y tử thi, người nhiễm SARS-CoV-2;

Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2;

Nhóm 6- Làm việc tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn lưu động.

Trong các nhóm trên, nhóm 1 và 5 có nguy cơ lây nhiễm trung bình; nhóm 2, 3 và 6 có nguy cơ lây nhiễm cao; nhóm 4 có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Hướng dẫn cũng nêu các biện pháp dự phòng đối với yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi cho nhân viên y tế gồm:

Thời gian làm việc: Mỗi tuần nên bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng, nếu làm 12 giờ/ngày thì phải sắp xếp nhiều ngày nghỉ xen kẽ hơn. Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào ban đêm.

Nên tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (sáng đến chiều đến đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của nhân viên y tế, điều kiện địa phương và cơ sở y tế.

Cần thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1 đến 2 giờ làm việc), thời gian nghỉ ăn trưa/tối dài hơn.

Về thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe, cần xây dựng chính sách về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.

Trường hợp làm việc tối thiểu 10 giờ liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ để ngủ và sau 14 ngày làm việc liên tục cần được nghỉ 48 giờ; làm 5 ca liên tục 8 giờ hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ.

Khi làm 3 ca liên tục kéo dài 12 giờ phải có hai ngày nghỉ…

Tác giả: Theo TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay206,449
  • Tháng hiện tại1,555,577
  • Tổng lượt truy cập446,950,699
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây