Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 11/2018

Thứ hai - 24/12/2018 15:14

Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 11/2018

(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 11/2018.
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 11 năm 2018, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 13 Nghị định của Chính phủ và 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

2. Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;

3. Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;

4. Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu;

5. Nghị định số 153/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng;

6. Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

7. Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

8. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;

9. Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;

10. Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

11. Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

12. Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

13. Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam;

2. Quyết định số 44/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

3. Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước;

4. Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai;

5. Quyết định số 48/2018/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019

Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, góp phần phát huy quyền làm chủ của người lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 13 điều, quy định về: (1) Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; (2) Nội dung người sử dụng lao động phải công khai; (3) Nội dung người lao động được tham gia ý kiến; (4) Nội dung người lao động được quyết định; (5) Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát; (6) Đối thoại tại nơi làm việc; (7) Hội nghị người lao động; (8) Các hình thức thực hiện dân chủ khác; (9) Trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; (10) Trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động; (2) Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; (3) Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật lao động; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

2. Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 12 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 điều, sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, cụ thể:
- Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản như sau: (1) Cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài; (2) Lĩnh vực xuất bản; (3) Lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm; (4) Xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử; (5) Bãi bỏ: điểm c, khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 8, điểm b, c, e khoản 1 Điều 17, điểm a khoản 3 Điều 17, khoản 5 Điều 17.

- Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng như sau: (1) Điều kiện về tổ chức, nhân sự đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; (2) Điều kiện về tên miền; (3) Điều kiện về tổ chức, nhân sự cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1; (4) Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4; (5) Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 14, b khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 32b, khoản 3 Điều 32d, điểm e khoản 4 Điều 32d, khoản 4 Điều 33.

- Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau: khoản 1 Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66, Điều 67, Điều 68, Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72 (về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin).

- Bãi bỏ một số điều, điểm của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bưu chính như sau: điểm c khoản 3 Điều 11, điểm b khoản 2 Điều 12, Điều 18.

3. Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 15 điều sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, cụ thể:

- Lĩnh vực kế toán kiểm toán, cụ thể: (1) Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng như sau: Sửa đổi Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận; Bãi bỏ các điểm a, e, g, h, i khoản 1 Điều 5 và khoản 2, điểm g khoản 4, khoản 5 Điều 9; (2) Bãi bỏ một số điều tại Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán như sau: điểm b, d, đ khoản 1 Điều 30; điểm b, d khoản 1 Điều 34; (3) Bãi bỏ một số điều của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập như sau: khoản 2 Điều 6; điểm b, đ, g khoản 1 Điều 11.

- Lĩnh vực xổ số, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, casino, đặt cược, dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện, cụ thể: (1) Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số như sau: Sửa đổi điểm a, khoản 2 Điều 12 (về đại lý xổ số); Bãi bỏ khoản 2 Điều 23 (về doanh nghiệp kinh doanh xổ số); (2) Bãi bỏ khoản 9 Điều 1 Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số; (3) Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài như sau: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điểm kinh doanh; Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Bãi bỏ điểm d khoản 3 Điều 19; (4) Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm như sau: Sửa đổi các khoản 7, khoản 8 Điều 14 (về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh); Bãi bỏ khoản 1, khoản 10 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1 Điều 20; khoản 1 Điều 21; (5) Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino (về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino); (6) Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số06/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế (về điều kiện, hồ sơ và quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó; Tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế); Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau: Sửa đổi một số quy định về ngân hàng giám sát; điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh và Bãi bỏ điểm b khoản 5 Điều 34; điểm b khoản 4 Điều 35.

- Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, cụ thể: (1) Sửa đổi một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (về cấp giấy phép thành lập và hoạt động); (2) Bãi bỏ một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm như sau: điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 6; gạch đầu dòng thứ nhất điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 7; điểm c khoản 2 Điều 8; điểm c khoản 2 Điều 8; điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a, điểm b khoản 4 Điều 86.

- Lĩnh vực thẩm định giá, cụ thể: Sửa đổi khoản 1 Điều 18 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 8 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá.

- Lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, cụ thể: (1) Sửa đổi một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán như sau: Quy định về vốn và cổ đông, thành viên góp vốn tại tổ chức kinh doanh chứng khoán; Điều kiện thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam; (2) Sửa đổi một số điều của Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán (về điều kiện đầu tư kinh doanh của công ty chứng khoán; điều kiện đầu tư, kinh doanh của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán); (3) Bãi bỏ một số điều của Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán như sau: điểm đ khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 5; điểm c và điểm d khoản 1 Điều 8; điểm d khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm c khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 13; điểm a, b khoản 3 Điều 14; khoản 4 Điều 17; khoản 3, 4 Điều 18; Điều 19.

4. Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 12 năm 2018.

Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 149/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH-BVHTTDL ngày 12 tháng 9 năm 2012 của các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 149/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH-BVHTTDL ngày 12 tháng 9 năm 2012 của các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 12 điều, quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu, cụ thể: (1) Tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu; (2) Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (3) Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên khi ốm đau, thai sản trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu; (4) Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu; (5) Chế độ bảo hiểm đối với huấn luyện viên, vận động viên khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài; (6) Mức thưởng bằng tiền đối với các huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế; (7) Kinh phí thực hiện; (8) Tổ chức thực hiện; (9) Trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Huấn luyện viên, vận động viên là công dân Việt Nam được triệu tập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; (2) Cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng huấn luyện viên, vận động viên làm việc hoặc luyện tập, thi đấu thường xuyên trước khi được triệu tập tập huấn, thi đấu; (3) Cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng huấn luyện viên, vận động viên sau khi được triệu tập tập huấn, thi đấu; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Ban hành kèm theo Nghị định này 02 Phụ lục gồm: (1) Mức thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế; (2) Mức thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thể thao quốc tế dành cho người khuyết tật.

5. Nghị định số 153/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 12 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 điều, quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, cụ thể: (1) Mức điều chỉnh; (2) Thời điểm điều chỉnh; (3) Kinh phí thực hiện; (4) Trách nhiệm tổ chức thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.

6. Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 điều, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành, cụ thể:

- Sửa đổi khoản 2 Điều 42 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ).

- Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, cụ thể: (1) Bãi bỏ điểm a khoản 2, khoản 5 Điều 3; khoản 3, khoản 5 Điều 4; (2) Sửa đổi, bổ sung: Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định; Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

- Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, cụ thể: (1) Bãi bỏ khoản 4 Điều 5, điểm d khoản 2 Điều 6, điểm c khoản 3 Điều 17 và nội dung kê khai về quá trình công tác, kinh nghiệm công tác của giám định viên, chuyên gia đánh giá tại điểm c khoản 2 Điều 14 và điểm c khoản 2 Điều 18, điểm g khoản 2 Điều 22; (2) Sửa đổi, bổ sung: Điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm; Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định; Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định; Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống quản lý; Điều kiện kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp; Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp; (3) Thay thế Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 10, Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp bằng Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 10, Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ), cụ thể:Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường; Đánh giá sự phù hợp; Trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Bãi bỏ Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

7. Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 10 chương, 22 điều, sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, cụ thể:

- Lĩnh vực an toàn thực phẩm, cụ thể: (1) Bãi bỏ một số văn bản, quy định thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm; (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, cụ thể: Phạm vi điều chỉnh; Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của bộ y tế và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của bộ y tế và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; (3) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, cụ thể: Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm; Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Lĩnh vực dược phẩm, cụ thể: (1) Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật dược; (2) Sửa đổi một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật dược, cụ thể: Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung và thu hồi chứng chỉ hành nghề dược; Đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;Thực hành chuyên môn về dược; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; Tổ chức bán lẻ thuốc lưu động; Biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, trình tự, thủ tục cho phép kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế bán lẻ; Nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam; Nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt; Nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại việt nam trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt; Nhập khẩu chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc; Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; >Đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang; Đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam; Xác nhận nội dung thông tin thuốc; Xác nhận nội dung quảng cáo thuốc; Kê khai, kê khai lại giá thuốc.

- Lĩnh vực hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, cụ thể: (1) Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 118/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cụ thể: Điều kiện hoạt động và cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô; Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô.

- Lĩnh vực hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, cụ thể: (1) Bãi bỏ các quy định của Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; (2) Sửa đổi một số điều của Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, cụ thể: Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị; Hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm; Công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm; Điều kiện đối với cơ sở thực hiện kiểm nghiệm; Công bố đủ điều kiện thực hiện kiểm nghiệm; Điều kiện đối với cơ sở thực hiện khảo nghiệm; Công bố đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm; Yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký lưu hành; Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân mua bán chế phẩm; Điều kiện đối với cơ sở cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm; Hồ sơ công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm.

- Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể: (1) Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (2) Sửa đổi một số điều của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể: Các trường hợp cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề; Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề; Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện; Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân; Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa; Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa; Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh; Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế; Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền; Điều khoản chuyển tiếp.

- Lĩnh vực mỹ phẩm, cụ thể: (1) Bãi bỏ một số văn bản, quy định thuộc lĩnh vực mỹ phẩm; (2) Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

- Lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cụ thể: (1) Bãi bỏ một số quy định thuộc lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cụ thể: Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Bãi bỏ Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ Y tế quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm; (2) Sửa đổi, bổ sung một số quy định thuộc lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cụ thể: Sửa đổi một số điều của Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; Sửa đổi, bổ sung Điều 36 Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới; Sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, cụ thể: (1) Bãi bỏ một số quy định thuộc lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV, cụ thể: Điều kiện đối với cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV; Điều kiện đối với cơ sở thực hiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính.

- Lĩnh vực sức khỏe sinh sản, cụ thể: (1) Bãi bỏ một số quy định thuộc lĩnh vực sức khỏe sinh sản; (2) Sửa đổi, bổ sung một số quy định thuộc lĩnh vực sức khỏe sinh sản, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính (về điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính; chứng nhận y tế sau khi can thiệp y tế xác định lại giới tính); Sửa đổi, bổ sung Nghị định số10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; Mẫu số 02 - Biên bản Thẩm định cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).

Ban hành kèm theo Nghị định này 06 Phụ lục, cụ thể: (1) Bổ sung các mẫu kèm theo nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016, gồm: 03 mẫu; (2) Sửa các mẫu của nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017, gồm: 40 mẫu; (3) Sửa đổi các mẫu kèm theo nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016, gồm: 10 mẫu; (4) Bổ sung mẫu số 25 kèm theo nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 (văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm); (5) Sửa đổi mẫu số 02 kèm theo nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm (Biên bản Thẩm định cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi); (6) bổ sung phụ lục XV kèm theo nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016, gồm: 06 mẫu.

8. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 92 điều quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp, cụ thể: (1) Tiêu chí xác định rừng; (2) Quản lý rừng đặc dụng; (3) Quản lý rừng phòng hộ; (4) Quản lý rừng sản xuất; (5) Đóng, mở cửa rừng tự nhiên; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; (6) Giao rừng, cho thuê rừng; (7) Chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; (8) Thu hồi rừng; (9) Phòng cháy rừng; (10) Chữa cháy rừng; (11) Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng; (12) Đối tượng, hình thức, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; (13) Xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng; (14) Quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng theo hình thức trực tiếp; (15) Quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua ũy bảo vệ và phát triển rừng; (16) Miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng; (17) Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; (18) Nguồn tài chính và quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; (19) Quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án được quỹ hỗ trợ; (20) Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; (21) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp tại Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này 06 Phụ lục, cụ thể: (1) Phụ lục 1 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ; (2) Phụ lục 2, gồm: Mẫu tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng cấp xã; Mẫu đề nghị giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, cho thuê rừng dùng cho tổ chức; Mẫu đề nghị giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Mẫu quyết định về việc giao đất, giao rừng cho tổ chức; Mẫu quyết định về việc thuê đất, thuê rừng cho tổ chức; Mẫu quyết định về việc giao đất, giao rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Mẫu quyết định về cho thuê đất, cho thuê rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân; Mẫu hợp đồng thuê rừng; Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dùng cho tổ chức; Mẫu hợp đồng thuê rừng; Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; (3) Phụ lục 3, gồm: Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng dùng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng dùng cho chủ rừng là tổ chức; Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng dùng cho Ủy ban nhân dân xã; Mẫu cấp dự báo cháy rừng; (4) Phụ lục 4 Nội dung xây dựng bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng; (5) Phụ lục 5, gồm: Mẫu tổng hợp diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (Áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng); Mẫu tổng hợp diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (Áp dụng cho chủ rừng là tổ chức); (6) Phụ lục 6, gồm: Mẫu hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng; Mẫu kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng; Mẫu bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng; Mẫu tổng hợp nộp tiền dịch vụ môi trường rừng; Mẫu thông báo số tiền dịch vụ môi trường rừng điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Mẫu kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; Mẫu dự toán chi quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; Mẫu kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; Mẫu dự toán chi quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; Mẫu thông báo tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho chủ rừng là tổ chức; Mẫu thông báo tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng; Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (áp dụng cho đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả); Mẫu bảng tổng hợp thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; Mẫu báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (áp dụng đối với Quý Bảo vệ và phát triển rừng); Mẫu báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng); Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.

9. Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2019.

Nghị định này thay thế Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính nhà nước.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 25 điều quy định về: (1) Nguyên tắc, điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; (2) Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức hành chính; (3) Trình tự, thủ tục tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; (4) Thẩm quyền và trách nhiệm; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các tổ chức hành chính do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo, quản lý; (2) Các tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ; (3) Các tổ chức hành chính của cơ quan thuộc Chính phủ (nếu có); (4) Các tổ chức hành chính ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (5) Các tổ chức hành chính ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

10. Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

Công tác nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định thực hiện từ năm 2020.

Nghị định này sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 32 Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau: “2. Các nội dung quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 và 36 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc tăng cường quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 50 điều quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa, cụ thể: (1) Quy định chung về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa; (2) Nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải, Uy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý; (3) Nạo vét vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý kết hợp thu hồi sản phẩm; (4) Trách nhiệm quản lý nhà nước; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

11. Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Nghị định này thay thế Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 26 điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai, cụ thể: (1) Trách nhiệm truyền tin; tần suất, thời lượng phát tin; mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; (2) Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai; (3) Huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; (4) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam; (5) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai và cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại Việt Nam.

12. Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày ban hành Nghị định này thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều, sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể:

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cụ thể: (1) Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức; (2) Ưu tiên trong tuyển dụng công chức; (3) Hội đồng tuyển dụng công chức; (4)Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển công chức; (5) Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức; (6) Nội dung và hình thức xét tuyển công chức; (7) Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức; (8) Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển công chức; (9) Tổ chức tuyển dụng công chức; (10) Thông báo kết quả tuyển dụng công chức; (11)Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức; (12) Chế độ tập sự đối với công chức; (13) Điều kiện, tiêu chuẩn xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; (14)Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức; (15) Phân công tổ chức thi nâng ngạch công chức; (16) Môn thi, hình thức, thời gian thi nâng ngạch; (17) Xác định người trúng tuyển, thông báo kết quả thi và bổ nhiệm vào ngạch công chức; (18) Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ; (19) Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; (20) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, cụ thể: (1) Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức; (2) Hội đồng tuyển dụng viên chức; (3) Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển viên chức; (4)Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức; (5) Nội dung và hình thức xét tuyển viên chức; (6) Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức; (7) Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức; (8) Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức; (9)Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức; (10) Các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc; (11)Chế độ tập sự đối với viên chức; (12) Hướng dẫn tập sự; (13) Thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; (14) Phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; (15) Giải quyết thôi việc đối với viên chức; (16) Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ; (17) Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; (18)Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; (19)Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (20) Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; (2)Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2; (3) Các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; (4) Điều kiện, thẩm quyền ký hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; (5) Kinh phí thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển.

13. Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.

Nghị định này thay thế Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 41 điều, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, cụ thể: (1) Quy định chung về: Nguyên tắc áp dụng; Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; (2) Vi phạm quy định về tàu bay; (3) Vi phạm quy định về cảng hàng không, sân bay; (4) Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không dân dụng; (5) Vi phạm quy định về nhân viên hàng không, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, sử dụng nhân viên hàng không và giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không; (6) Vi phạm quy định về hoạt động bay; (7) Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; (8) Vi phạm quy định về an ninh hàng không; (9) Vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; (10) Vi phạm quy định về quản lý an toàn hàng không; (11) Thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; (12) Điều khoản thi hành.

Nghị đinh này áp dụng đối với: (1) Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam, trên tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam; (2) Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: Các tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; các tổ chức nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam; văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam; (3) Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm; (4) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

14. Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2018.

Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam và Thông tư số 19/2010/TT-BKH ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định nội dung Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

Ban hành kèm theo Quyết định này Phụ lục danh mục và nội dung Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

15. Quyết định số 44/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Quyết định này thay thế Quyết định số 143/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đảm bảo phù hợp với Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Quyết định, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia là tổ chức sự nghiệp khoa học trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng thông tin, dự báo và cảnh báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động của Trung tâm từ nguồn thu, nguồn ngân sách nhà nước cấp trên cơ sở mô hình tổ chức hoạt động và phương án tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia gồm 05 đơn vị, cụ thể: (1) Ban Nguồn và Phát triển thông tin; (2) Ban Dự báo Kinh tế vĩ mô; (3) Ban Các vấn đề Xã hội và Môi trường; (4) Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp; (5) Văn phòng Trung tâm.

16. Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2018.

Quyết định này thay thế Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Quyết định này bãi bỏ Điều 22 và Điều 23 Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006, Điều 21, Điều 22 Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2006; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 10 Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 chương, 35 điều, quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước, cụ thể: (1) Quy định chung về:Nguyên tắc tổ chức cuộc họp; Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước trong thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc họp và thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong tổ chức họp; Các trường hợp không tổ chức cuộc họp; (2) Quy trình tổ chức cuộc họp; (3) Cuộc họp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; (4) Cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; (5) Trách nhiệm thi hành; (6) Điều khoản thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập; (2) Bộ, cơ quan ngang bộ và các tổ chức hành chính trực thuộc; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; người đứng đầu các tổ chức hành chính trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; (3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; (4) Cơ quan và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập.

17. Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 chương, 26 điều, quy định về: (1) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm;(2) Hoạt động của Đoàn thanh tra; (3) Hoạt động của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập; (3) Trách nhiệm trong quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm; (4) Ngân sách cho hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp huyện, cấp xã; (5) Tổ chức thực hiện.

Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm ở cấp huyện, cấp xã của tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

18. Quyết định số 48/2018/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.

Chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo thực hiện theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm bãi bỏ Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, bãi bỏ Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo./.

Tác giả: TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,041
  • Hôm nay87,620
  • Tháng hiện tại10,554,211
  • Tổng lượt truy cập455,949,333
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây