Nguyên tắc quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính

Thứ tư - 31/10/2018 16:49
(CTTĐTBP) - Hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính (DVBC) là trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng DVBC nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh. Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng DVBC phải bảo đảm tính minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.
DVBC
Đó là “Nguyên tắc quản lý chất lượng DVBC” được quy định tại Điều 3 Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý chất lượng DVBC. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2018. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thì Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT ngày 28/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý chất lượng DVBC hết hiệu lực. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính và doanh nghiệp cung ứng DVBC tại Việt Nam.

Theo Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT, trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng DVBC theo chức năng, nhiệm vụ được giao; lập kế hoạch, phương án và thực hiện kiểm tra chất lượng DVBC tại địa phương hàng năm. Triển khai việc kiểm tra chất lượng DVBC tại địa phương theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và báo cáo Bộ sau khi kết thúc việc kiểm tra. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp kinh phí cho các hoạt động quản lý chất lượng DVBC trên địa bàn từ ngân sách địa phương.

Trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính là phải đảm bảo chất lượng DVBC phù hợp với mức chất lượng đã công bố. Thực hiện các biện pháp khắc phục khi phát hiện chất lượng DVBC không phù hợp với mức đã công bố và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về nội dung đã khắc phục. Sắp xếp đơn vị đầu mối, phân công cán bộ lãnh đạo để thực hiện nội dung quản lý chất lượng DVBC quy định tại Thông tư này.

Doanh nghiệp được kiểm tra phải gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra trước ngày tiến hành kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra, trong đó nêu rõ họ tên, chức vụ, số điện thoại liên hệ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ làm việc với đoàn kiểm tra. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải làm việc với đoàn kiểm tra trong suốt quá trình kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra. Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, số liệu, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc kiểm tra; cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các số liệu, tài liệu và giải trình theo yêu cầu của đoàn kiểm tra./.

Tác giả: T.P

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,299
  • Hôm nay680,935
  • Tháng hiện tại18,503,271
  • Tổng lượt truy cập478,395,958
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây