Nghiệm thu đề tài đề xuất mô hình sinh kế gắn bảo vệ rừng vùng đệm Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Thứ ba - 24/04/2018 10:38 1806
(CTTĐTBP) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức họp đánh giá, nghiệm thu đề tài: “Điều tra, đề xuất các mô hình sinh kế bền vững gắn với bảo vệ rừng cho các hộ dân ở vùng đệm của Vườn quốc gia Bù Gia Mập”.
De tai VQG BGM
Thành viên hội đồng tham gia phản biện đề tài
 
Đề tài do Tiến sĩ Nguyễn Chí Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) làm chủ nhiệm. Phạm vi nghiên cứu là vùng đệm của Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc 2 xã Bù Gia Mập và Đắk Ơ, bao gồm 11 thôn với quy mô trên 2.500 hộ dân. Đề tài đã đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng đệm gắn với nghĩa vụ bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích từ lâm sản ngoài gỗ. Đề tài nhằm bảo tồn và làm giảm các tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên của Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Nội dung đề tài đã làm rõ hiện trạng sinh kế và thu nhập của các hộ dân trong phạm vi nghiên cứu; tiềm năng, dự kiến khu vực khai thác măng lồ ô, đề xuất cơ chế khai thác, quản lý chia sẻ nguồn lợi măng với cộng đồng cư dân vùng đệm; xây dựng tiêu chí sinh kế bền vững gắn với bảo vệ rừng cho các hộ dân thôn Bù Dốt (xã Bù Gia Mập) và vùng đệm.

Về các giải pháp sinh kế bền vững, đối với các hộ không có đất sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho tham gia tổ nhận khoán bảo vệ rừng và tổ khai thác măng. Đối với các hộ có đất sản xuất dưới 5 ha sẽ hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ vay vốn, tham gia tổ nhận khoán bảo vệ rừng và tổ khai thác măng. Đối với các hộ có đất sản xuất từ 5 ha trở lên, hướng dẫn đầu tư vốn và kỹ thuật để thâm canh, nâng cao năng suất, sản lượng nông sản; tuyên truyền, vận động các hộ tổ chức lao động tập thể theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để nông sản có thương hiệu và thuận lợi khi cạnh tranh với thương lái hay đối tác tiêu thụ. Theo dự kiến, khi thực hiện đề tài, thu nhập của người dân sẽ dao động từ 6,6 - 18,7 triệu đồng/tháng tùy theo nhóm đối tượng.

Tại buổi làm việc, 100% các thành viên trong Hội đồng đã thống nhất đồng ý thông qua nghiệm thu đề tài. Bên cạnh đó, các nhà khoa học và các thành viên trong hội đồng đã phản biện và đề nghị nhóm tác giả cần tiếp thu, quan tâm thêm đến việc duy trì sự tham gia lâu dài của người dân trong dự án với những giải pháp sinh kế, có hướng đầu ra ổn định cho các sản phẩm mà người dân làm ra. Qua đó, đảm bảo tốt công tác vừa bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đệm vừa tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng. Đó cũng là mục tiêu quan trọng nhất của đề tài cần hướng tới và đạt được./.

Tác giả bài viết: Hải Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,327
  • Hôm nay95,227
  • Tháng hiện tại2,041,615
  • Tổng lượt truy cập388,584,668
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây