Cải cách hành chính góp phần hiện đại hóa nền hành chính

Thứ sáu - 13/04/2018 10:57
(CTTĐTBP) - Cải cách hành chính (CCHC) là một vấn đề không mới ở Việt Nam nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. CCHC được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững.
Mot cua dien tu
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC là một trong 6 nhiệm vụ của CCHC.
 
Thuật ngữ “CCHC” đã trở nên quen thuộc đối với nhiều cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và được sử dụng phổ biến trong các văn bản hành chính nhà nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng. CCHC là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện một hay một số yếu tố của nền hành chính nhà nước nhằm mục tiêu xây dựng nền hành chính công hiệu lực, hiệu quả và hiện đại. Thông qua đó, nền hành chính tác động tích cực đối với đời sống kinh tế và đời sống xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.

Trong những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành hàng loạt các chỉ thị, quyết định, kế hoạch về thực hiện chương trình CCHC. Hàng năm, UBND tỉnh Bình Phước đều ban hành kế hoạch CCHC để làm căn cứ thực hiện, công tác CCHC được triển khai toàn diện trên tất cả 6 lĩnh vực: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính nhà nước.

Thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016-2020, ngày 16/3/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 553/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Tiếp đó, ngày 18/5/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1144/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền CCHC giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo điều hành khác về CCHC như: Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 22/01/2016 của UBND tỉnh về quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhà nước về thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn tỉnh; theo dõi đôn đốc việc thực hiện phát phiếu khảo sát theo Quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 01/12/2015 của UBND tỉnh về khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh...
 
Loc Khanh
Xã Lộc Khánh (Lộc Ninh) là xã khó khăn nhưng CBCC xã luôn thể hiện quyết tâm cao trong CCHC.
 
Cùng với đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong CCHC cũng được tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác hệ thống “Một cửa điện tử” (MCĐT) từ tỉnh đến huyện nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân thông qua việc ứng dụng CNTT để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, TTHC và công khai tình trạng giải quyết hồ sơ trên mạng. Bên cạnh đó, triển khai ứng dụng phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, là phần mềm văn phòng điện tử trực tuyến phục vụ công việc quản lý công văn giấy tờ, chia sẻ tài nguyên và điều hành tác nghiệp các công việc chung trong tổ chức. Phần mềm này tích hợp các ứng dụng điều hành tác nghiệp trên một nền tảng thống nhất. Việc sử dụng phần mềm giúp giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, có hệ thống và làm tăng rõ rệt hiệu quả công tác quản lý, thay đổi căn bản phong cách lãnh đạo, làm việc của cán bộ các cấp.
 
 
Hệ thống MCĐT được hiểu là một ứng dụng CNTT, kết hợp giữa phần mềm ứng dụng và hệ thống máy tính nhằm tin học hóa các giao dịch giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành chính nhà nước theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Việc triển khai đầu tư hệ thống MCĐT nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước theo hướng hiện đại, tăng tính công khai, minh bạch và đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành. Qua đó, nâng cao trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của CBCCVC nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
 

Tháng 4/2017, UBND tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công tỉnh - một mô hình hoạt động khá mới mẻ nhưng bước đầu đạt kết quả khả quan, nổi bật trên các phương diện: Cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, hiện đại hóa hành chính… Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ hành chính công.

Những dẫn chứng trên cho thấy tính cấp thiết, vai trò, tầm quan trọng của công tác CCHC nói chung và hiện đại hóa hành chính nói riêng trong việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Đồng thời, cho thấy sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương đối với công tác CCHC nhằm hiện đại hóa nền hành chính, thay đổi quan niệm từ hành chính “quản lý” sang hành chính “phục vụ”, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch hành chính. CCHC còn là yêu cầu khách quan, tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay và là quá trình khắc phục mọi lực cản trong hệ thống bộ máy tổ chức, trong cơ chế vận hành và khắc phục những hạn chế, yếu kém về năng lực quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước. Những lực cản đó bắt nguồn từ cơ chế, chính sách chồng chéo, không phù hợp và đặc biệt là từ chính bản thân những con người trong bộ máy đó.

CCHC là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, không thể tiến hành trong thời gian ngắn và cho kết quả tuyệt đối trong ngày một ngày hai. Vì vậy, muốn đạt mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước tỉnh hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, chúng ta cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước; tiếp tục kiện toàn, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, đặc biệt là cán bộ công chức cấp xã, coi đây vừa là mục tiêu vừa là động lực của CCHC. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nước ta, chuyển từ “quản lý” sang “phục vụ, kiến tạo”... Nhiệm vụ này không thuộc riêng một cấp ngành, địa phương, cá nhân nào mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả: Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,639
  • Hôm nay85,065
  • Tháng hiện tại1,840,528
  • Tổng lượt truy cập447,235,650
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây