Lễ hội phá bàu của người Khmer tại Bình Phước có truyền thống từ lâu đời,
lại đậm bản sắc tín ngưỡng, giá trị văn hoá đã được Sở VH-TT&DL phối hợp Bảo tàng tỉnh
tổ chức phục dựng thành công vào tháng 7/2011.
Sở có trách nhiệm phối hợp các cơ quan chức năng theo dõi tình hình thực hành, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể của nghệ nhân trên địa bàn tỉnh; đồng thời cập nhật danh sách, đánh giá khách quan các nghệ nhân có đóng góp tích cực trong việc thực hành, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể để có chính sách đãi ngộ, đề nghị tôn vinh các danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nhân các dịp: Quốc khánh 2/9, Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11), Tết nguyên đán…
Theo Luật di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác (tiếng nói, chữ viết, lễ hội, nếp sống…). Nghệ nhân là người nắm giữ và trao truyền di sản văn hóa phi vật thể cho các thế hệ sau./.
Lê Thanh