Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tránh lãnh phí cơ sở vật chất

Thứ ba - 23/08/2016 11:20

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tránh lãnh phí cơ sở vật chất

(CTTĐTBP) - Ngày 22/8, đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Trần Tuyết Minh - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh về đào tạo nghề và giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững.
 

Theo báo cáo tại buổi làm việc, từ năm 2011 - 2015, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh đã tổ chức đào tạo được 78 lớp cho 2.282 hội viên nông dân, với các ngành nghề chủ yếu: Kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ cao su; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà, heo, nấm; kỹ thuật tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, trồng điều, ghép điều.

 

 
Đoàn giám sát đề nghị Trung tâm cần xây dựng và khai thác cơ sở vật chất một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí tài sản của nhà nước và nhân dân.
 
Các đối tượng được đào tạo thuộc diện hộ nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác, người được hưởng chính sách ưu đãi là người có công với cách mạng, người tàn tật.
 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc thực hành và đội ngũ giáo viên của Trung tâm đảm bảo tương đối tốt cho công tác đào tạo nghề. Do đó, các học viên sau khi đào tạo đều thực hiện tốt các thao tác kỹ năng của nghề, có kiến thức cơ bản và có khả năng tự học nâng cao.
 
Trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm 1.820/2.282 học viên (đạt gần 80%) cho các nông trường, trang trại và tiểu điền với mức lương 4,5 - 7 triệu đồng/tháng. Số còn lại, học viên làm việc tại gia đình, tự mở dịch vụ sản xuất.
 
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuyết Minh cho rằng những kết quả đạt được trong thời gian qua của trung tâm còn nhiều hạn chế so với cơ sở vật chất, trang thiết bị mà Trung tâm đã đầu tư. Trong thời gian tới, đề nghị Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh triển khai Quyết định 1279 của UBND tỉnh về đào tạo nghề lao động nông thôn; chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo gắn với giải quyết việc làm, tránh lãng phí.
 
Bên cạnh đó, Trung tâm cần liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo, nhất là việc nhận rộng quy mô đào tạo lao động nông thôn; phải tìm hiểu thế mạnh và nhu cầu nghề của từng địa phương, đa dạng hóa bằng việc phát triển nhiều ngành nghề, mô hình mới. Đào tạo nghề cho nông dân phải ở ngay hiện trường đang sản xuất; công tác tư vấn cho nông dân phải có tầm nhìn, sản xuất phải gắn với việc tìm đầu ra, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống.
 
Đào tạo nghề phải gắn với thị trường và nguồn lao động địa phương
 
Cùng ngày, tại buổi làm việc với Trường cao đẳng nghề Bình Phước, đồng chí Trần Tuyết Minh đã đề nghị nhà trường tăng cường chuyển đổi ngành nghề, hệ đào tạo gắn với thị trường và nguồn lao động tại địa phương.
 
Đồng chí Trần Tuyết Minh nhấn mạnh: Muốn làm được việc đó, nhà trường phải chủ động liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp trong đào tạo cũng như giới thiệu, giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Quan tâm đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo; thu hút tuyển sinh bằng cách tư vấn, giới thiệu, quảng bá đến các trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
 
Theo báo cáo của Trường cao đẳng nghề Bình Phước, từ năm 2011 đến nay, trường đào tạo 14 lớp với 475 học viên. Về đào tạo nghề theo hệ dài hạn, sơ cấp và thường xuyên: Năm 2015, trường đào tạo 14 lớp trung cấp nghề, 4 lớp văn hóa và các lớp sơ cấp nghề ngắn hạn với 2.304 học sinh. Học sinh của trường sau khi tốt nghiệp có việc làm trên 95%, số còn lại học lên cao hơn./.
 
Hải Thanh - Thế Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,043
  • Hôm nay88,857
  • Tháng hiện tại7,181,140
  • Tổng lượt truy cập491,044,578
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây